Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Kỹ thuật Vật lý trị liệu phục hồi chức năng trẻ bị cong vẹo cột sống

Kỹ thuật Vật lý trị liệu phục hồi chức năng trẻ bị cong vẹo cột sống

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Do tư thế ngồi học không đúng cách hoặc những dị tật bẩm sinh từ khi sinh ra dẫn đến trẻ bị cong vẹo cột sống. Những bài tập kỹ thuật vật lý trị liệu sau sẽ giúp phục hồi chức năng và cải thiện rõ rệt.

Nguyên nhân trẻ bị cong vẹo cột sống

Theo giảng viên Trung cấp Y sĩ đa khoa Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị cong vẹo cột sống như bẩm sinh, chấn thương, hoặc do ngồi sai tư thế quấ lâu.. Trong đó đáng chú ý nhất có đến 90% trẻ ngồi sai tư thế lâu ngày như ngồi học, đều bị cong vẹo cột sống.

Biểu hiện của cong vẹo cột sống ở trẻ em là tình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo (xoay) của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang. Cong vẹo cột sống ở trẻ em có thể xảy ra đơn thuần  hoặc phối hợp với các biến dạng khác của cột sống là gù ở vùng ngực hoặc ưỡn ở vùng thắt lưng.

Chẩn đoán của kỹ thuật viên vật lý trị liệu phát hiện tình trạng cong vẹo cột sống từ bao giờ? đã điều trị những gì? ở đâu? Thói quen sinh hoạt, học tập, các bệnh lý liên quan. Sau đó sẽ tiến hành khám lâm sàng và lượng giá chức năng:

Nguyen-nhan-tre-bi-cong-veo-cot-song

Nguyên nhân trẻ bị cong vẹo cột sống

Các trường hợp cong vẹo cột sống ở trẻ

Có một vài trường hợp cột sống bị cong vẹo thường xảy ra như:

Cột sống cong vẹo sang phía bên hoặc ưỡn ra trước, gù ra sau so với trục giải phẫu của cột sống, có thể là một đường cong hoặc hai đường cong.

Xương bả vai 2 bên không cân đối.

Xuất hiện những ụ gồ ở vùng sống lưng, mà đỉnh các ụ gồ đó thường trùng  với chỗ cong vẹo nhất của cột sống, thường thấy rõ nhất khi yêu cầu bệnh nhân đứng lên và cúi lưng về trước.

Đối diện với bên xuất hiện ụ gồ thường là vùng lõm, đây là hậu quả của tình trạng xoay của các thân đốt sống.

Có thể phát hiện thấy tình trạng chênh lệch chiều dài hai chân hoặc các dị tật khác của hệ vận động khi tiến hành di chuyển…Và nhiều biểu hiện khác, khi đó các Bác sĩ sẽ chỉ định những kỹ thuật viên Trung cấp Vật lý trị liệu tiến hành thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng đó là chụp Xquang..

 Chụp phim X quang cột sống thẳng và nghiêng: Để đánh giá độ cong vẹo cột sống của trẻ , ngoài ra còn giúp đánh giá tuổi xương và các dị tật bẩm sinh vùng cột sống.

Các biện pháp phục hồi chức năng và điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ em

Thường thì đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, cấu trúc của xương chưa hoàn thiện đầy đủ cho nên tỉ lệ cải thiện sẽ cao hơn rất nhiều so với người trưởng thành. Do đó cần thực hiện những nguyên tắc do kỹ thuật viên Vật lý trị liệu điều trị

Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

Tiến hành can thiệp sớm ngay khi phát hiện ra cong vẹo cột sống.

Hướng dẫn cho mẹ bệnh nhân hoặc bệnh nhân tập luyện tại nhà.

Khám thường quy sau 3, 6 tháng/lần.

Bởi thời gian phục hồi chức năng dài ngày cho nên cần thiết lập mục tiêu cụ thể để tiến hành cải thiện cho trẻ

Các phương pháp vật lý trị liệu và kỹ thuật phục hồi chức năngcong vẹo cột sống

Bài tập 1: Tăng tầm vận động của cột sống lưng mục tiêu là kéo dãn nhóm cơ  duỗi sống lưng.

Tư thế bệnh nhân: Ngồi, 2 chân duỗi thẳng và áp sát, 2 tay đưa ra phia trước

Tiến hành: Bệnh nhân duỗi thẳng 2 chân áp sát. Hai tay đưa ra trước lưng gập, càng gần các ngón càng tốt.

Bài tập 2: Tăng cơ lực nhóm cơ gập và xoay thân mục tiêu  tăng cường linh hoạt của cột sống.

Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa, 2 tay đan sau gáy, 2 chân duỗi thẳng.

Tư thế của kỹ thuật viên: Đứng hoặc quỳ bên cạnh, 1 tay cố định trên 2 đùi và 1 tay cố định trên 2 cẳng chân.

Tiến hành: KTV cố định 2 chân, bệnh nhân 2 tay đan sau gáy, gập thân và xoay thân, khuỷu sang bên đối diện.

Bài tập 3: Kéo dãn cơ ở phần lõm của đường cong

Tư thế bệnh nhân: Nằm sấp, 2 tay bám chặt 2 bên cạnh bàn.

Tư thế KTV: Đứng cạnh bệnh nhân và đỡ 2 tay mặt trước đùi bệnh nhân

Tiến hành: Bệnh nhân giữ thân trên của mình cố định. KTV kéo dãn đốt sống vùng thắt lưng sang trái.

Bài tập 4:  Kéo dãn cơ ở phần lõm của đường cong

Tư thế BN: Nằm nghiêng sang phía có đường cong, thả người xuống mép bàn

Tư thế KTV: Đứng và giữ hông bệnh nhân.

Tiến hành: Bệnh nhân thả người xuống mép bàn, tay phía trên duỗi thẳng qua đầu, cuộn 1 khăn tắm kê vào đỉnh đường cong. Giữ tư thế này 3 đến 5 phút.

Ngoài ra còn sử dụng các điều trị khác có các máy hỗ trợ giúp trẻ có thể cải thiện nhanh chóng. Đối với các bài tập trên cần sự kiên trì tập luyện áp dụng chế độ ăn uống giàu canxi dưới sự hướng dẫn của Kỹ thuật viên sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể.

 

Nguồn :Cao Đẳng Y Dược Pasteur

Có thể bạn quan tâm

Điện trường cao áp và tác dụng trị liệu trong Y khoa

Trong bối cảnh xã hội ngày càng hiện đại, các phương pháp và thiết bị …