Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Kỹ thuật vật lý trị liệu thông mũi tống đàm cho trẻ em hiệu quả.

Kỹ thuật vật lý trị liệu thông mũi tống đàm cho trẻ em hiệu quả.

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Các bà mẹ nuôi con đều biết, trẻ sơ sinh đến 3 tuổi thường mắc các bệnh lý liên quan đến viêm đường hô hấp khiến trẻ dễ bị bệnh. Mẹo áp dụng kỹ thuật vật lý trị liệu thông mũi cho trẻ sau đây sẽ tránh được điều đó.

Kỹ thuật vật lý trị liệu thông mũi tống đàm cho trẻ em hiệu quả.

Kỹ thuật vật lý trị liệu thông mũi tống đàm cho trẻ em hiệu quả.

Áp dụng kỹ thuật vật lý trị liệu – thông mũi cho trẻ em

Các chuyên gia y tế, cũng như các kỹ thuật viên trị liệu lâu năm có nhiều kinh nghiệm thường khuyên các bà mẹ nên sử dụng các phương pháp này thường xuyên để thông mũi cho trẻ nhất là thời tiết chuyển mùa nhiệt độ thay đổi đột ngột.

Biểu hiện đầu tiên là hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, ho khan hoặc ho có đàm gây sốt. Có trẻ lại không biểu hiện sốt mà khó ngủ, khò khè, đàm nhớt ứ đọng nhiều trong mũi, miệng. Khi có các triệu chứng trên, các bà mẹ nên đưa trẻ đi khám để điều trị nội khoa.

Ngoài ra, trẻ cần phải được tập vật lý trị liệu hô hấp để lấy hết các chất tiết, đàm nhớt trong mũi, hầu họng, đặc biệt ở trong phế quản, tiểu phế quản. Các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ dùng các kỹ thuật như: thông mũi họng ngược dòng (rửa mũi) và AFE thụ động để tống đàm nhớt và các chất tiết ra ngoài.

Các kỹ thuật vật lý trị liệu dùng trong thông mũi cho trẻ em

Kỹ thuật thông mũi họng ngược dòng

Đặt trẻ nằm trên bàn, người nhà giữ hai tay và hai chân của trẻ. Các kĩ thuật viên vật lý trị liệu cho trẻ nằm nghiêng đầu về một bên. Sau đó dùng nước muối sinh lý natri clorid 0,9% bơm chậm rãi và liên tục vào phía trên lỗ mũi, tạo dòng chảy liên tục từ khoang mũi trên xuống khoang mũi dưới, nhằm làm đàm nhớt loãng ra (long đàm nhớt) để dễ dàng đưa đàm nhớt và các chất tiết ra ngoài. Tiếp đến cho trẻ hỉ mũi (nếu trẻ lớn trên 3 tuổi).

Với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không biết tự hỉ mũi, chuyên viên sẽ canh lúc trẻ chuẩn bị thở ra thì dùng ngón tay cái và trỏ đóng kín miệng và mũi của trẻ lại, để đưa dòng khí cùng với đàm nhớt và các chất tiết ra ngoài qua lỗ mũi dưới. Sau đó chuyên viên cho trẻ nằm ngửa, dùng ngón tay cái và trỏ của hai bàn tay đóng kín miệng trẻ lại khi trẻ hít vào, để đàm nhớt và các chất tiết còn sót lại trong khoang mũi xuống họng. Khi thấy trẻ chuẩn bị thở ra, chuyên viên dùng ngón cái đặt dưới góc lưỡi rồi dùng một lực nhẹ nhàng di chuyển ngón cái để đưa đàm nhớt và các chất tiết từ hầu họng ra khỏi miệng.

Kỹ thuật kích thích ho ở trẻ

Khi đàm nhớt nằm trên cổ họng hoặc trong miệng mà trẻ không tự tống ra được, các kỹ thuật viên sẽ dùng ngón tay cái đặt trên khí quản, cách đầu xương ức khoảng 5cm, các ngón còn lại đặt sau cột sống cổ, sau đó cho một áp lực nhẹ nhàng thì trẻ sẽ ho và tống xuất đàm nhớt ra ngoài.

Kỹ thuật kích thích ho ở trẻ

Kỹ thuật kích thích ho ở trẻ

Kỹ thuật AFE thụ động được chuyên viên hay dùng

Đây là kỹ thuật được thực hiện để tống xuất đàm nhớt ở phần gần đường dẫn khí như: đàm ở trong họng, khí quản, phế quản, gia tăng luồng khí thở ra.

Chuyên viên vật lý trị liệu đặt một tay ở xương sườn cuối, một tay trên ngực trẻ. Khi trẻ bắt đầu thở ra, chuyên viên sẽ trợ giúp một lực nhẹ nhàng đến khi trẻ gần kết thúc thì thở ra. Họ sẽ lặp đi lặp lại động tác này 3-5 lần. Lúc này chuyên viên sẽ cảm nhận sự di chuyển của đàm nhớt và các chất tiết ở hai lòng bàn tay của họ, cho đến khi đàm nhớt di chuyển lên đến phần gần của đường dẫn khí thì chuyên viên sẽ kích thích ho để trẻ tống xuất đàm nhớt và các chất tiết ra ngoài.

Tóm lại, dùng vật lý trị liệu để lấy đàm nhớt là kỹ thuật dựa vào tính chất vật lý của chất khí để làm thay đổi áp suất trong đường dẫn khí, và theo nhịp thở của trẻ nhằm làm long đàm nhớt, thông thoáng đường thở giúp trẻ dễ thở hơn, bớt quấy khóc, giảm khò khè, giảm nôn ói, ăn uống tốt.

Vì thế các bà mẹ  nên đưa trẻ đến các trung tâm vật lý trị liệu có những chuyên viên cũng như các Bác sĩ Nhi khoa để được thực hiện. Tuy các triệu chứng này không nguy hiểm nhưng để lâu sẽ gây bệnh và có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Thí sinh có nguyện vọng đăng ký học ngành Trung cấp Vật lý trị liệu vui lòng liên hệ Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội:

Địa chỉ: Phòng đào tạo tuyển sinh Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở. Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

Nguồn :  Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur

Có thể bạn quan tâm

Phục hồi chức năng khớp gối bằng hương pháp vật lý trị liệu

Để phục hồi chức năng khớp gối nhiều bệnh nhân đã lựa chọn phương pháp …