Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Vật lý trị liệu và tập thở sâu sau phẫu thuật tim

Vật lý trị liệu và tập thở sâu sau phẫu thuật tim

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Để người bệnh có thể bình phục và sớm trở lại cuộc sống bình thường sau đại phẫu tim mạch thì biện pháp đề ra là tập vật lý trị liệu kết hợp với tập thở sâu sau mổ tim.

Tình trạng bệnh nhân sau mổ tim

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết sau khi thực hiện phẫu thuật tim, bệnh nhân sẽ được chuyển sang phòng hồi sức để bác sĩ và y tá theo dõi các diễn biến sau mổ.

Thông thường bệnh nhân sẽ bắt đầu tỉnh dần sau khoảng 2 giờ kể từ khi kết thúc ca mổ, nhưng cũng có trường hợp hồi tỉnh muộn hơn. Theo ghi nhận đa phần các bệnh nhân sẽ cảm thấy đau vùng vết mổ với các mức độ khác nhau, tùy từng trường hợp y tá sẽ cân nhắc cho bạn dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên tình trạng này thường không kéo dài quá 3 ngày.

Ngoài ra nếu vừa phẫu thuật xong, người bệnh có thể vẫn còn được đặt nội khí quản (ống đặt từ miệng vào khí quản, nối với máy hỗ trợ thở). Tuy ống này không gây đau nhưng làm cho bệnh nhân khó giao tiếp, tăng tiết nhiều đờm và chất nhầy trong đường hô hấp. Nhìn chung, các ống và thiết bị theo dõi trên sẽ được rút ra khi người bệnh đã ổn định và có thể chuyển ra khỏi phòng chăm sóc sau mổ. Quá trình này thường kéo dài khoảng 24 giờ sau phẫu thuật tim.

Sau mổ tim tập gì giúp hồi phục nhanh hơn?

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn để hỗ trợ bệnh nhân phục hồi sau mổ tim nhanh hơn, tránh biến chứng về hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi… dưới đây là một số biện pháp mà người bệnh được khuyến khích thực hiện:

Tập thở sâu

Hít thở sâu tốt cho tất cả mọi người, và thực tế là tập thở sâu sau mổ tim càng giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn. Trong quá trình phẫu thuật, khi mà máy tim phổi nhân tạo (ECMO) hoạt động để làm thay nhiệm vụ của tim và phổi, phổi bệnh nhân sẽ được làm xẹp hoàn toàn nên sau phẫu thuật, phổi cần có thời gian để giãn nở, hồi phục chức năng và loại bỏ các chất tiết trong đường thở.

Bài tập thở sâu sau mổ tim gồm có 6 bước:

  • Thở sườn bên: Người bệnh hít vào thật chậm qua mũi sao cho hai bên cạnh sườn phình ra, giữ hơi lại một chút trong khoảng 2 – 3 giây rồi thở ra nhẹ nhàng bằng miệng.
  • Thư giãn: Hít vào đều đặn, buông lỏng hai vai và các cơ quanh cổ để tạo sự mềm mại và thư giãn (tránh không gồng các cơ).
  • Thở sườn bên (lặp lại bước 1).
  • Thư giãn (lặp lại bước 2).
  • Thở ra mạnh: người bệnh hít vào một hơi vừa phải rồi thở mạnh ra bằng đường miệng.
  • Thư giãn (như bước 2 và bước 4): Đan xen thời gian thư giãn giữa các bước sẽ giúp người bệnh không bị đau và mệt mỏi khi tập thở.

Ho sau mổ tim

Việc ho cũng có lợi vì làm giảm tình trạng ứ đọng chất nhầy ở phổi nên giảm được nguy cơ viêm phổi và sốt. Do vậy không nên vì sợ đau mà kìm nén cơn ho sau mổ. Bạn có thể dễ ho hơn nếu kê gối dưới lưng, liên tục trở mình và thay đổi tư thế nằm thường xuyên cũng giúp cho quá trình hồi phục tốt hơn.

Khi ho khạc, nên ngồi thẳng lưng, dùng tay hoặc gối để chặn vùng trước ngực. Sau đó hít thật sâu và ho mạnh, đẩy hơi từ bụng chứ không phải từ họng để tống đờm ra. Sau đó thực hiện một vài bài tập thở sâu sau mổ tim như trên.

Tập vật lý trị liệu sau mổ tim

Việc phải nằm trên giường bệnh thời gian dài cũng là nguyên nhân làm tăng tình trạng ứ đọng đờm nhầy. Nhiều bệnh nhân có suy nghĩ sai lầm là sau khi mổ tim sức khỏe chưa hồi phục, cần nằm nghỉ ngơi tĩnh dưỡng trên giường bệnh. Tuy nhiên trên thực tế các bệnh nhân phẫu thuật tim được khuyến khích nên vận động ở mức hợp lý ngay khi điều kiện sức khỏe cho phép.

Vì vậy bên cạnh việc điều trị nội khoa, dinh dưỡng…, bệnh nhân cần được tập vật lý trị liệu sau mổ tim. Thông thường, vào ngày hậu phẫu thứ nhất, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ ra khỏi giường và bắt đầu chương trình tập vận động.

Việc vận động nhẹ nhàng từ sớm rất hữu ích cho quá trình hồi phục. Khi vận động, bệnh nhân sẽ từ từ hít thở tự nhiên hơn và có thể hít thật sâu, điều này giúp cho phổi nở tốt và loại bỏ đờm nhầy dễ dàng hơn. Vận động còn giúp làm tăng quá trình tuần hoàn đưa máu lưu thông khắp cơ thể, giảm nguy cơ hình thành huyết khối trong lòng mạch, giúp nhanh hồi phục chức năng hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và chướng bụng.

Người bệnh có thể luyện tập với những bài tập đứng, ngồi dậy cơ bản, sau khi đã quen hơn thì có thể đi bộ ngắn và dần dần tăng tiến đến leo 1 tầng lầu dưới sự theo dõi và hướng dẫn của điều dưỡng.

Nhìn chung, sau phẫu thuật tim là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm mà khi đó, người bệnh cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt. Người thân và gia đình nên hỗ trợ bệnh nhân tập vật lý trị liệu sau mổ tim đúng cường độ, đúng phương pháp kết hợp với chế độ ăn uống, sử dụng thuốc hợp lý để sớm hồi phục sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Phục hồi chức năng vật lý trị liệu gãy xương cánh tay

Gãy xương cánh tay có thể xuất hiện sau các chấn thương nặng. Sau gãy …