Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Những biện pháp phòng ngừa huyết khối ở bệnh nhân ung thư

Những biện pháp phòng ngừa huyết khối ở bệnh nhân ung thư

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Huyết khối ở bệnh nhân ung thư là một biến chứng nặng, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở người bệnh ung thư và ảnh hưởng nặng đến chất lượng cuộc sống.

Cục máu đông được hình thành như thế nào?

Cục máu đông được hình thành và di chuyển đến các vị trí khác trong cơ thể, bao gồm:

  • Tĩnh mạch: huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Phổi: thuyên tắc phổi
  • Thuyên tắc động mạch do huyết khối (ít phổ biến hơn nhưng rất nghiêm trọng nếu xảy ra) như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim

Cơ chế hình thành cục máu đông ở bệnh nhân ung thư

Huyết khối ở người bệnh ung thư là hậu quả của sự tương tác giữa tế bào khối u, quá trình đông cầm máu và tân sinh mạch máu. Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết cơ chế sinh lý bệnh của cục máu đông ở người bệnh ung thư phức tạp và vẫn chưa được hiểu rõ. Người bệnh ung thư thường có tình trạng tăng đông máu do tác dụng hiệp đồng 3 yếu tố chính bao gồm ứ trệ máu, tổn thương thành mạch và tăng đông máu.

  • Ứ trệ máu: do bệnh nhân phải nằm nghỉ tại giường hoặc do khối u chèn ép.
  • Tổn thương thành mạch: Do sự xâm lấn của tế bào ung thư, hóa chất điều trị hoặc do các can thiệp khác gây ra. Tổn thương thành mạch do các nguyên nhân như mạch máu bị chèn ép từ bên ngoài bởi khối u, hạch to chèn ép hoặc sử dụng đường truyền tĩnh mạch trung tâm trong hóa trị.
  • Tăng đông máu: do giải phóng các yếu tố đông máu từ tế bào ung thư gây ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu và dòng thác đông máu.

Các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông ở bệnh nhân ung thư

Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân bao gồm tuổi cao, nữ giới, béo phì (BMI > 35kg/m2), chủng tộc da đen, các bệnh đồng mắc (nhiễm trùng, bệnh phổi và bệnh thận, tình trạng bất động, tiền sử đã bị huyết khối, suy van tĩnh mạch mạn tính từ trước. Các yếu tố liên quan đến bệnh ác tính gồm vị trí u, giai đoạn bệnh, mô học của khối u, mức độ biệt hóa của khối u và thời điểm chẩn đoán bệnh.

  • Vị trí khối u: nguy cơ huyết khối rất cao: u ở tụy, não và dạ dày. Nguy cơ huyết khối cao: Ung thư phổi, thận, đại tràng, tử cung, bàng quang và tinh hoàn. Nguy cơ huyết khối thấp: ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vú.
  • Giai đoạn bệnh: ung thư giai đoạn muộn hoặc ung thư đã di căn là một yếu tố nguy cơ chính của huyết khối.
  • Mô học của khối u: carcinoma tuyến có nguy cơ huyết khối cao hơn carcinoma của tế bào vảy.
  • Mức độ biệt hóa của khối u: nguy cơ huyết khối cao hơn ở những khối u biệt hóa kém hoặc không biệt hóa.
  • Thời điểm chẩn đoán: nguy cơ huyết khối ở bệnh nhân ung thư cao nhất trong vòng 3 đến 6 tháng sau khi chẩn đoán bệnh.
  • Các yếu tố liên quan đến điều trị: Các thuốc điều trị ung thư (hóa trị, hormone, thuốc chống tân sinh mạch máu và thuốc kích thích tạo hồng cầu) và những can thiệp khác (phẫu thuật, đặt catheter tĩnh mạch) đều làm tăng nguy cơ bị huyết khối.

Triệu chứng lâm sàng khi có huyết khối ở bệnh nhân ung thư

Dấu hiệu phụ thuộc vào vị trí và mức độ huyết khối, huyết khối tĩnh mạch hay động mạch, vị trí tắc, mức độ tắc, … Bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng hay gặp như:

  • Sưng một bên chi thể: cánh tay hoặc chân
  • Đau vị trí huyết khối: cánh tay hoặc chân
  • Khó thở hoặc đau ngực
  • Nồng độ oxy trong máu thấp

Một số xét nghiệm giúp phát hiện huyết khối ở bệnh nhân ung thư

Một số kỹ thuật xét nghiệm y học giúp phát hiện huyết khối ở bệnh nhân ung thư như:

Siêu âm Doppler: phát hiện tình trạng giảm lưu lượng ở vùng xa của vị trí có huyết khối.

Chụp cắt lớp vi tính: thường tiến hành chụp CT cản quang để chẩn đoán huyết khối động mạch phổi.

Đánh giá thông khí – tưới máu phổi: Nhằm chẩn đoán tình trạng huyết khối động mạch phổi.

Chụp mạch máu: giúp phát hiện huyết khối xuất hiện trong động mạch.

Một số biện pháp phòng ngừa cục máu đông ở bệnh nhân ung thư

Thuốc chống đông dự phòng nên được chỉ định cho bệnh nhân ung thư phải nằm viện nội trú do bệnh nội khoa cấp tính hoặc hạn chế trong việc tự đi lại. Chống chỉ định trong các trường hợp như phẫu thuật gần đây, cơ địa xuất huyết, số lượng tiểu cầu < 50000/mm3.

Bệnh nhân ung thư ngoại trú đang dùng hóa trị và có thể tự đi lại được: bệnh nhân sẽ được đánh giá nguy cơ xảy ra huyết khối bằng thang điểm của Khorana. Không khuyến cáo dự phòng huyết khối thường quy ở người bệnh ung thư còn tự đi lại được, ngoại trừ các trường hợp như đa u tủy hay ung thư tụy đang tiến triển. Nguy cơ xảy ra huyết khối ở bệnh nhân ung thư nên được đánh giá vào lúc khởi đầu đợt hóa trị và kiểm tra định kỳ sau đó.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh cột sống cong vẹo thường gặp ở độ tuổi nào?

Bệnh cột sống cong vẹo là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến …