Đột quỵ não hay gọi tai biến mạch máu là thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ và để lại di chứng hoặc tử vong trong vòng 24 giờ, do nguyên nhân tổn thương hệ thống mạch máu nuôi dưỡng não, loại trừ các nguyên nhân khác.
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ não như thế nào?
Đột quỵ ảnh hưởng như thế nào tới người bệnh?
Cử nhân Cao đẳng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur và các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai sau bệnh tim mạch vành nó để lại di chứng hết sức nặng nề. Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 đến 300.000 người bị đột quỵ. Tỷ lệ tử vong lên tới 19%. Đặc biệt hiện nay xu hướng tăng ở những người trẻ. Hậu quả của đột quỵ, 70% bệnh nhân đột quỵ sẽ có khuyết tật về chức năng. Sẽ giảm các hoạt động giải trí, xã hội dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống. Không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt hàng ngày ( chức năng chăm sóc bản thân ), 75% không thể quay trở lại làm việc …Những khiếm khuyết về vận động, cảm giác, nhận thức, ngôn ngữ, rối loạn nuốt, rối loạn tiểu tiện.
Biến chứng đối với bệnh nhân thường gặp: Teo cơ, cứng khớp, cốt hoá lạc chỗ, đau khớp vai, bán trật khớp vai bên liệt, loét do tì đè, nhiễm trùng viêm phổi do hít sặc, nhiễm trùng đường niệu, viêm tắc tĩnh mạch sâu, hạ huyết áp tư thế…
Tiến triển của bệnh nhân đột quỵ trải qua ba giai đoạn : Liệt mềm -> Liệt cứng -> Di chứng. Phục hồi chức năng sẽ phải can thiệp cả ba giai đoạn mới đặt được hiệu quả tối đa cho người bệnh.
Đối với bệnh nhân liệt cứng ( co cứng ): Khi bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn co cứng ảnh hưởng rất nhiều chức năng sinh hoạt hàng ngày, di chuyển của người bệnh, ảnh hưởng đến chăm sóc. Đầu sẽ bị nghiêng xoay về bên liệt, gấp chi trên,thân mình nghiêng xoay ra sau, chi dưới co cứng duỗi( duỗi háng, gối, bàn chân ).
Đối với nhóm phục hồi đa chuyên ngành: Nếu như bệnh nhân đột quỵ mà được chăm sóc theo nhóm phục hồi thì sẽ đạt hiệu quả hồi phục tốt hơn so với điều trị khoa chuyên lẻ. Nhóm phục hồi đa chuyên ngành gồm:
- Lấy người bệnh và người nhà người bệnh ra làm trung tâm. Lúc đấy sẽ được hỗ trợ giúp đỡ của bác sĩ phục hồi chức năng , điều dưỡng, kỹ thuật viên hoạt động ngôn ngữ trị liệu, chuyên gia tâm lý, kỹ thuật viên chỉnh hình…
- Nguyên tắc tập phục hồi chức năng: Cần can thiệp sớm – Phục hồi chức năng toàn diện – Chủ động can thiệp một cách cá thể hoá. Lúc này chúng ta sẽ biết đặc điểm của mỗi người bệnh khác nhau sau đó sẽ đưa ra chương trình phục hồi chức phù hợp.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Cao đẳng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
Can thiệp phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ
Thời điểm nào can thiệp phục hồi chức năng được? Vận động sớm thì khi nào? Dược sĩ Cao đẳng Dược và KTV Cao đẳng Vật lý trị liệu trả lời: Vận động là một quá trình cho người bệnh vận động trên giường, ngồi dậy, đứng lên và cuối cùng đi lại ( Hiệp hội tim mạch và đột quỵ Hoa KỲ 2016 ). Sẽ bắt đầu vận động sau 24 giờ đến 72 giờ lúc này có thể can thiệp phục hồi chức năng.
Chúng ta sẽ phải phân biệt với vận động bao gồm những vận động như thế nào và cần phải lưu ý những gì? Mức độ vận động chia làm hai loại. Vận động trên giường có thể tập vận động tay chân liệt. Giai đoạn hai bệnh nhân có thể ngồi bên mép giường. Cuối cùng đến giai đoạn vận động người bệnh có thể ra khỏi giường được.
Giá trị tập trước 24 giờ hoặc từ 24h -72h không có khác biệt nhiều. Thông thường bệnh nhân đột quỵ sau 48 giờ sẽ được mời sang hội chẩn và tập. Tuy nhiên với từng cá nhân người bệnh sẽ phải chú ý các chỉ số, khi đó bác sĩ sẽ cảnh báo với kỹ thuật viên vật lý trị liệu, khi đó sẽ đưa ra những bài tập và chú ý những gì.
Các bài tập kỹ thuật Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng thay đổi vị thế cơ bản hầu hết các đơn vị chức năng đều làm: Nâng cao đầu giường, hướng dẫn các bài tập về lăn lật, chuyển sang từ nằm sang ngồi, ngồi sang đứng, cho bệnh nhân đi lại sẽ sử dụng một số dụng cụ như gậy khung tập đi, thanh song song…
Đối với bệnh nhân bị liệt nửa người sẽ có bài tập luyện như sau: Buộc tay lành 90% thời gian thức, thực hiện các bài tập CMIT thông thường 6h mỗi ngày với tay liệt, 2-3 tuần hoặc CMIT cải biên 2 giờ mỗi ngày trong vòng 10 tuần. Một phương pháp nữa đó là gương trị liệu, phương pháp này điều trị khá hiệu quả đối với những bệnh nhân bị đột quỵ liệt nặng…Phương pháp thực tế ảo, phương pháp người máy. Và một số các bài tập sinh hoạt hàng ngày.
Chăm sóc phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ cần phải chăm sóc toàn diện, tích cực và phải đưa ra các bài tập cá thể hoá cho mỗi bệnh nhân. Cần phối hợp nhiều phương pháp can thiệp để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chia sẻ và biên tập bởi Cử nhân Y khoa Trần Hương Ly!
Tổng hợp tại kythuatvatlytrilieu.com