Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Tìm hiểu các phương pháp nắn trật khớp vai hiệu quả

Tìm hiểu các phương pháp nắn trật khớp vai hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Trật khớp vai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này giới thiệu các phương pháp nắn trật khớp vai hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng và tăng cường phục hồi cho người bệnh.

Trật khớp vai xảy ra khi khớp vai bị lệch khỏi vị trí bình thường
Trật khớp vai xảy ra khi khớp vai bị lệch khỏi vị trí bình thường

Nguyên nhân gây trật khớp vai

Trật khớp vai xảy ra khi khớp vai bị lệch khỏi vị trí bình thường, khiến xương cánh tay (xương humerus) rời khỏi ổ khớp bả vai (ổ chảo scapula), gây biến dạng khớp. Khi bị trật khớp vai, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội và mất khả năng vận động bình thường của khớp.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y cho biết dù trật khớp vai không phải là một chấn thương nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra những cơn đau dữ dội và hạn chế khả năng vận động, nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng lâu dài. Các nguyên nhân phổ biến gây trật khớp vai bao gồm:

  • Tai nạn lao động: Công việc yêu cầu vác, nâng vật nặng gây căng thẳng cho vùng cổ, vai, gáy.
  • Tai nạn giao thông: Va đập mạnh trong tai nạn giao thông.
  • Chấn thương thể thao: Các môn thể thao như bóng chuyền, bóng đá, khúc côn cầu, đua xe đạp địa hình, lướt ván…
  • Tai nạn sinh hoạt: Những tai nạn trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể dẫn đến trật khớp vai.

Các triệu chứng thường gặp của trật khớp vai bao gồm:

  • Đau dữ dội khi cố gắng di chuyển khớp vai.
  • Khớp vai không thể di chuyển được.
  • Biến dạng khớp vai.
  • Vùng vai và cánh tay sưng hoặc bầm tím.
  • Tê bì dưới cổ tay.

Phương pháp điều trị trật khớp vai

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau:

  • Nắn chỉnh khớp vai: Đây là phương pháp điều trị cho những trường hợp trật khớp mới. Bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác nhằm đưa xương cánh tay về lại đúng vị trí trong ổ khớp. Trong một số trường hợp chuyên gia vật lý trị liệu phục hồi chức năng lưu ý, bác sĩ có thể sử dụng thuốc giãn cơ hoặc thuốc an thần để giảm đau và hỗ trợ quá trình nắn khớp.
  • Phẫu thuật: Nếu trật khớp vai gây tổn thương nghiêm trọng đến dây chằng, xương hoặc sụn viền khớp, phẫu thuật là cần thiết. Bên cạnh đó, nếu có tổn thương dây thần kinh và mạch máu, phẫu thuật sẽ giúp khắc phục tình trạng này.
  • Cố định khớp vai: Bác sĩ sẽ dùng áo hoặc nẹp để giữ cho khớp vai ổn định. Thời gian cố định có thể kéo dài từ vài ngày đến 3 tuần tùy vào mức độ tổn thương.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ có thể được chỉ định để giảm đau và tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh trong quá trình hồi phục.
  • Phục hồi chức năng: Các bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng khớp vai. Tuy nhiên, quá trình này cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh gây thêm tổn thương.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Các kỹ thuật nắn trật khớp vai phổ biến

Nắn trật khớp vai là một kỹ thuật cần sự khéo léo và chuyên môn cao từ bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp nắn trật khớp vai được áp dụng rộng rãi:

  • Phương pháp Hippocrates (Phương pháp Gót chân): Bệnh nhân nằm ngửa, bác sĩ kéo cánh tay của bệnh nhân theo trục dọc, đồng thời đặt gót chân vào nách bệnh nhân và đạp mạnh để khớp vai về đúng vị trí. Nếu có tiếng “cục”, nghĩa là xương đã trở lại đúng chỗ.
  • Phương pháp Kocher: Bệnh nhân ngồi, khuỷu tay bị trật được ép vào ngực, cánh tay duỗi ra phía sau tối đa. Sau đó, bác sĩ xoay cẳng tay ra ngoài cho đến khi xương cánh tay trở về đúng vị trí.
  • Bất động sau khi nắn chỉnh (Băng bột kiểu Desault): Cánh tay bệnh nhân được gập một góc 20 độ và cẳng tay chéo qua ngực. Sau đó, bác sĩ sẽ băng bó để cố định khớp vai, thời gian giữ bột từ 3 đến 4 tuần.

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo tất cả các phương pháp trên đều mang lại hiệu quả cao nếu được thực hiện đúng cách, tuy nhiên, cần có sự can thiệp của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Bài tập trị liệu cho người bị liệt dây thần kinh quay

Liệt dây thần kinh quay là một vấn đề thường gặp khi dây thần kinh …