Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Vật lý trị liệu chữa viêm khớp vai?

Vật lý trị liệu chữa viêm khớp vai?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Viêm khớp vai là căn bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Phương pháp Vật lý trị liệu là một trong những cách điều trị hiệu quả bệnh viêm khớp vai.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm quanh khớp vai

Những cơn đau ở vùng vai: Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy đau trong một thời gian ngắn, càng về sau, sự đau đớn sẽ càng kéo dài liên tục, dai dẳng lâu ngày, thường xuyên phát tác vào ban đêm, khi thời tiết thay đổi, vận động mạnh.

vat-ly-tri-lieu

Viêm khớp vai gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người bệnh

Thậm chí, người bệnh còn cảm thấy cảm giác đau đớn lan lên cổ hoặc tràn xuống cánh tay, khi vai vô tình bị va chạm sẽ cảm thấy nhức nhối, tê liệt.

Hoạt động của các khớp vai bị hạn chế: Bệnh nhân sẽ thấy khó khăn trong việc đưa tay lên xuống, hướng về trước sau hoặc quay vòng khớp vai.

Nếu một thời gian dài không vận động, các tổ chức phần mềm quanh khớp vai và cơ lực dần dần sụt giảm. Do đó, người bệnh sẽ gặp khó khăn đối với động tác bình thường như chải đầu, rửa mặt, mặc quần áo, chống nạnh.

Bệnh phát triển nặng thậm chí còn ảnh hưởng đến các khớp khủy tay, lúc gập khửu tay không thể đồng thời chạm cả sườn và vai.

Sợ lạnh thích ấm: Người mắc bệnh viêm quanh khớp vai thường sợ lạnh, không dám ra gió, vào ngày mưa hoặc trời lạnh ẩm bệnh càng nặng thêm. Bệnh có dấu hiệu thuyên giảm vào lúc trời ấm áp.

Cảm giác đau đớn khi ấn lên vùng vai: Dấu hiệu nổi bật của bệnh viêm quanh khớp vai là khi ấn lên gân cơ nhị đầu hoặc cơ delta tại mỏm cùng vai, người bệnh sẽ cảm thấy đau.

Co rút cơ và teo cơ: Cơ delta, cơ trên mỏm cùng vai và các cơ quanh vai lúc đầu xuất hiện triệu chứng co rút. Càng về sau cơ sẽ bắt đầu héo rút, giơ tay hoặc cong tay đều ít cảm thấy đau đớn, các khớp vai cũng bị han chế hoạt động đáng kể.

Liệu pháp massage hỗ trợ trị liệu viêm quanh khớp vai

Động tác thứ nhất: Dùng tay nắm lấy ghế ngồi, lấy tay trái nắm bóp tay phải, từ vai tới cổ tay, sau đó chiều từ cổ tay tới vai, lặp lại Kỹ thuật vật lý trị liệu từ 5 đến 10 lần thì đổi tay.

Động tác thứ hai: Hai chân đứng thẳng, khoảng cách giữa hai bàn chân bằng độ rộng của vai,. Hai tay ôm chặt gáy, hai khủy tay mở ra hai bên, rồi thu về, lặp đi lặp lại động tác nhiều lần.

vat-ly-tri-lieu1

Tuyển sinh Trung cấp Vật lý trị liệu năm 2016

Động tác thứ ba: Hai tay đặt ở sau lưng, dùng một tay giữ chặt lấy cổ tay ở bên vai bị đau, sau đó từ từ kéo tay bị đau hướng lên trên, thực hiện động tác nhiều lần.

Động tác thứ tư: Đứng đối mặt với tường, đặt hai hoặc một tay lên tường. Sau đó, ta dùng tay thực hiện động tác “leo núi giả” (bàn tay để ở tư thế như đang nắm) , từ từ di chuyển lên trên và để tay lên cao nhất mức có thể, sau đó lại từ từ di chuyển về vị trí cũ.

Động tác thứ năm: Đứng thẳng, lưng dựa vào tường, bàn tay nắm chặt, giơ khủy tay hướng về phía trước vuông góc với người, sau đó chuyển động khủy tay sang ngang, sao cho lưng bàn tay chạm tới vách tường (lúc này khuỷu tay tạo với người góc 180 độ như hình). Thực hiện động tác nhiều lần.

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trị liệu cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở những …