Thoái hóa khớp gối rất hay gặp ở những người lớn tuổi, nếu không điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, hãy áp dụng vật lý trị liệu chữa bệnh thoái hóa khớp gối tốt nhất.
- Vật lý trị liệu chữa bệnh đau nhức xương khớp cho dân văn phòng
- Vật lý trị liệu điều trị bệnh nhân đau thần kinh tọa như thế nào?
Tình trạng thoái hóa khớp gối xảy ra là do các dịch ở khớp bị suy giảm, dẫn tới các đầu sụn bị khô, từ đó tăng ma sát tiếp xúc với khớp gối, có thể nghe thấy tiếng kêu lạo xạo khi vận động. Cũng có thể do các sụn khớp bị bào mòn, chúng gây ra tình trạng hư tổn ở những người già. Tuổi càng cao thì dịch trong sụn khớp sẽ ngày càng giảm, không còn chức năng vùng đệm cho xương dẫn tới thoái hóa khớp. Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu chữa bệnh thoái hóa khớp gối mà mọi người nên tập.
Bài tập 1
Các bạn hãy đứng với chân trái ở phía trước, chân phải ở phía sau. Gấp gối bên phải xuống mặt sàn. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây, sau đó trở về tư thế bình thường, sau đó đổi động tác 5 lần, rồi tiến tới đổi bên ở chân kia. Khi tập động tác này, năng lượng sẽ được giải phóng giúp cho sức căng ở các khớp gối trở nên tốt hơn, cơ hông đùi của bạn trở nên căng cứng tốt nhất.
Bài tập 2
Tay phải bám thành ghế cùng đứng trên 1 chân trái, sau đó tay trái nắm bàn chân phải kéo dần gót lên phía mông, hãy giữ trong vòng 20 – 30 giây rồi thả lỏng cơ thể. Đổi bên và lặp lại động tác như trên.
Bài tập 3
Theo bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn hãy nằm trên 1 mặt sàn, hai chân giữ thẳng, bạn thực hiện động tác co chân và đùi vào bụng rồi duỗi thẳng về tư thế đầu tiên. Lặp lại động tác từ 15 – 20 nhịp. Hãy làm chúng trong vòng 1 tới 2 lần với khoảng thời gian 30 phút. Động tác này sẽ giúp bạn vận động khớp gối dễ hơn.
Bài tập 4
Các bạn hãy đứng thẳng lưng sau đó từ từ dựa vào tường, chân rộng bằng vai. Uốn cong đầu gối tạo thành một góc vuông với mặt sàn, cần giữ lưng và xương chậu chống lại các bức tường. Hãy giữ nguyên tư thế trong vòng 5 – 10 giây. Tuy nhiên khi tập động tác kỹ thuật vật lý trị liệu này hãy đừng cúi quá sâu, sẽ dễ gây tổn thương đầu gối.
Bài tập 5
Đặt một chân lên tường với lưng đứng xoay về phía tường sau đó bước sải về phía trước. Nhấc chân sau và đặt ngón chân lên tường, thân hơi nghiêng về phía trước. Từ từ gập chân trước thấp tới mức có thể (nhưng không vượt quá 90 độ), giữ lưng thẳng. Thực hiện 8 lần cho một bên chân.
Bài tập 6
Bạn cần sử dụng một chiếc khăn lông dài móc vào mũi bàn chân, nằm thẳng ở nệm chân duỗi ra phía trước. Hãy đếm và giữ trong vòng 30 giây rồi thả lỏng. Hãy làm tương tự với chân còn lại. Đây là bài tập kéo căng cơ đùi, sẽ giúp bạn bớt tổn thương khớp gối.
Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết tình trạng đau nhức khớp gối nếu không được chữa trị lâu ngày sẽ dẫn đến các hiện tượng như khô khớp, cứng khớp, hạn chế chức năng vận động, người bệnh khó đi lại ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Nếu để bệnh tiến triển sang mãn tính có thể dẫn đến nguy cơ teo cơ và bại liệt. Do đó đối với các bệnh lý về xương khớp ngay khi có những dấu hiệu của bệnh các bạn không nên chủ quan mà phải đi thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.