Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Các bài tập vật lý trị liệu khớp gối giúp giảm đau hiệu quả

Các bài tập vật lý trị liệu khớp gối giúp giảm đau hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 4,67 out of 5)
Loading...

Tập vật lý trị liệu khớp gối đúng cách mang đến rất nhiều lợi ích. Không chỉ hỗ trợ giảm đau, khôi phục chức năng vận động nhằm giúp người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường, các bài tập vật lý trị liệu này còn có tác dụng ngăn ngừa các vấn đề về khớp gối tái phát trong tương lai.

Vật lý trị liệu khớp gối bao gồm những gì?

Mục đích của các bài tập Vật Lý Trị Liệu khớp gối là tăng sức mạnh cho cơ đùi và duy trì biên độ vận động khớp gối. Chính vì thế, các bài tập này rất cần thiết cho sự phục hồi của người mới trải qua phẫu thuật khớp gối. Ngoài ra, những người có khớp gối bị tổn thương do sự lão hóa tự nhiên (thoái hóa khớp gối) hay chấn thương nhưng chưa đến mức phẫu thuật đều có thể tập vật lý trị liệu khớp gối để đẩy nhanh tốc độ phục hồi.

Vật lý trị liệu khớp gối thường bao gồm:

Sử dụng sóng siêu âm: Các sóng siêu âm thâm nhập vào sâu bên trong khớp gối nhằm gia tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình phục hồi. Đồng thời, phương pháp này còn giúp kháng viêm, giảm tần suất và mức độ của các cơn đau ở khớp gối.

Sử dụng điện xung: Trong quá trình điều trị bằng điện xung, vùng cơ xung quanh gối sẽ rung lên, từ đó giúp giãn cơ, giảm đau và gia tăng tuần hoàn máu nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi.

Tập bằng máy gập duỗi tự động: Thiết bị này có tác dụng hỗ trợ vận động các khớp gối một cách thụ động liên tục, góp phần phục hồi chức năng vận động của khớp gối.

Các bài tập cùng chuyên viên vật lý trị liệu: Người bệnh sẽ thực hiện các bài tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của các chuyên viên. Đây là bước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị tổn thương khớp gối.

Tổng hợp 5 bài tập vật lý trị liệu khớp gối giúp giảm đau, tăng sự dẻo dai

Sau đây là một số bài tập vật lý trị liệu dành cho khớp gối mà bạn có thể tự mình thực hiện tại nhà:

Bài tập nâng chân thẳng

Bài tập này vừa có tác dụng khởi động, vừa tăng cường sức mạnh cho cơ đùi trước. Cách thực hiện như sau:

Nằm ngửa trên sàn.

Co một chân lại sao cho bàn chân bằng phẳng trên sàn.

Giữ chân còn lại thẳng, sau đó dần dần nâng lên cao rồi hạ xuống.

Lặp lại 10-15 lần, sau đó thực hiện tương tự cho bên còn lại.

bài tập nâng chân thẳng

Sau mỗi set (lần) tập, bạn hãy nghỉ ngơi khoảng 5 giây trước khi tiến hành set hoặc bài tập kế tiếp nhé!

Bài tập kéo giãn vùng cơ đùi sau

Với bài tập này, cơ đùi sau của bạn sẽ được cải thiện đáng kể:

Đứng thẳng và để 1 chân trước, 1 chân sau như đang bước đi.

2 tay vịn vào ghế, mắt nhìn thẳng.

Khuỵu gối chân trước, giữ thẳng chân sau.

Giữ yên 15 – 20 giây, sau đó lặp lại các động tác trên 2 – 5 lần trước khi đổi chân.

bài tập kéo giãn vùng cơ đùi sau

Nếu không có ghế, bạn có thể đặt 2 tay chạm vào bức tường để làm điểm tựa.

Bài tập tăng cường sức mạnh

Đây là bài tập phổ biến trong các phòng tập gym. Tuy nhiên bạn có biết, bài tập này còn có tác dụng tăng khả năng vận động cho cơ đùi cũng như cải thiện tình trạng khớp:

Đặt 2 chân song song rộng bằng vai, sau đó dần dần khuỵu đầu gối xuống.

Bạn điều chỉnh tư thế sao cho lưng sẽ hơi hướng về phía trước, đầu gối song song với mặt đất.

Giữ yên tư thế này trong 5 – 10 giây, sau đó thực hiện lại các động tác trên 5 – 10 lần.

bài tập squat tăng cường sức mạnh

Bài tập vật lý trị liệu khớp gối này phù hợp cho những người bị tổn thương khớp gối không quá nặng hoặc sắp bình phục.

Bài tập nâng bắp chân

Nếu không có hộp hoặc ghế chắc chắn để hỗ trợ, bạn cũng có thể tận dụng bậc cầu thang ở nhà:

Đứng thẳng đối diện bậc thang, sau đó lần lượt bước các chân lên bậc.

Tiếp theo, lần lượt bước từng chân xuống khỏi bậc thang.

Hãy thực hiện động tác này khoảng 10 lần, sau đó dần dần tăng cường độ lên.

bài tập nâng bắp chân

Bạn nên bắt đầu với bậc thấp để tránh gây áp lực cho khớp gối.

Bài tập nâng chân một bên

Bài tập khớp gối này cũng không quá phức tạp và được thực hiện như sau:

Nằm nghiêng trên sàn, 2 chân duỗi thẳng.

Nâng 1 chân lên trên và tạo 1 góc khoảng 60 độ.

Dần dần hạ chân xuống rồi lại đưa chân lên.

Lặp lại động tác trên khoảng 5 – 10 lần, sau đó đổi bên.

bài tập nâng chân một bên

Nếu như khi mới bắt đầu, bạn không thể đưa chân lên 1 góc 60 độ thì cũng không nên quá lo lắng bởi điều này có thể từ từ cải thiện.

Những lưu ý khi tập vật lý trị liệu khớp gối

Trong quá trình thực hiện các bài tập vật lý trị liệu dành cho khớp gối,Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn lưu ý bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

Khi mới bắt đầu, bạn nên tập cùng chuyên viên vật lý trị liệu để đảm bảo an toàn cũng như giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Tần suất và mức độ của các bài tập nên từ thấp đến cao.

Nên chia tần suất tập thành 2 – 3 lần/ ngày, không nên tập dồn vào một lúc.

Nếu sau một buổi tập thấy đau tăng lên hoặc xuất hiện dấu hiệu sưng khớp gối thì ngày hôm sau phải giảm thời gian tập xuống.

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu các bài tập khiến bạn đau nhức, khó chịu.

Lựa chọn những phòng khám vật lý trị liệu – phục hồi chức năng đáp ứng đầy đủ tiêu chí về chuyên môn và tranvg thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả điều trị và hồi phục nhanh chóng.

Nắn chỉnh khớp gối

Giảng viên Cao Đẳng Y Dược chỉ rá vật lý trị liệu là một phần trong liệu trình điều trị kết hợp dành cho các trường hợp đau đầu gối, bàn chân. Theo đó, trước khi điều trị bằng vật lý trị liệu, các bác sĩ giải phóng sự chèn ép ở đầu gối bằng Chiropractic (Trị liệu Thần kinh Cột sống). Với những trường hợp đau khớp gối do dị tật bàn chân bẩm sinh (bàn chân bẹt), các bác sĩ sẽ kết hợp thêm đế chỉnh hình bàn chân chuyên dụng để điều trị tận gốc bệnh và ngăn chặn cơn đau tái phát.

Có thể bạn quan tâm

Các bài tập vật lý trị liệu cho người liệt nửa người

Liệt nửa người là biến chứng phổ biến sau tai biến mạch máu não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân tham gia vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.