Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Các phương pháp vật lý trị liệu cho bệnh nhân gãy chân

Các phương pháp vật lý trị liệu cho bệnh nhân gãy chân

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Các bài tập vật lý trị liệu cho người gãy chân đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng cơ xương và tránh tình trạng teo cơ hoặc cứng khớp.

Các phương pháp vật lý trị liệu cho bệnh nhân gãy chân

Mỗi bệnh nhân sẽ cần một phương pháp điều trị và các bài tập phù hợp với tình trạng riêng của mình, và việc này cần được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên môn.

Tình trạng gãy chân và cách điều trị

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, gãy chân là tình trạng mà xương chân bị gãy hoặc xuất hiện các vết nứt do nhiều nguyên nhân như té ngã, va chạm, tai nạn giao thông, hoạt động thể thao, hoặc di chứng của một số bệnh khác. Triệu chứng thường gặp khi xương chân bị gãy bao gồm đau nhức dữ dội, sưng phù, cảm giác nhạy cảm và khó di chuyển.

Điều trị cho gãy chân thường bao gồm sơ cứu ban đầu, cố định xương gãy, sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm, vật lý trị liệu và trong một số trường hợp nặng, phẫu thuật để cố định xương.

Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng và giảm cứng cơ chân sau gãy xương. Các bài tập vật lý trị liệu sau khi bó bột chân có thể cải thiện sức mạnh và độ bền cơ, điều chỉnh tư thế và cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân.

Các bài tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân gãy chân

Nguyên tắc tập vật lý trị liệu là tạo điều kiện tốt cho quá trình liền xương và cơ, giảm sưng, đau và duy trì tầm vận động của khớp. Theo trang tin tức y dược các bài tập sau đây có thể được thực hiện tại nhà để giúp phục hồi sau gãy chân:

Tập vận động khớp: Co duỗi khớp để tạo điều kiện cho dịch khớp ra vào và hỗ trợ quá trình phục hồi. Khi tập luyện, người bệnh thực hiện bài tập co duỗi khớp với tốc độ 45 giây/lần co duỗi, mỗi lần tập 10 – 15 phút, ngày 4 – 6 lần. Bệnh nhân có thể bắt đầu tập vận động khớp từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật hoặc sau bó bột.

Gập và giữ cơ hông: Tập này giúp cải thiện vận động và sức mạnh của chân. Để bắt đầu bài tập này, bạn hãy dùng tay nâng chân bị chấn thương lên ngực, giữ ở đó 1 giây trước khi từ từ thả chân xuống. Sau đó, lặp lại với chân còn lại. Khi tập, bạn nên cố gắng giữ lưng thẳng và căng cơ, lặp lại cho cả 2 chân. Khi đã hồi phục đáng kể sau chấn thương và quen với bài tập này, bạn có thể tập luyện mà không cần tới sự hỗ trợ của tay.

Bài tập nhảy cóc đúng cách: Tăng cường khả năng vận động của chân. Với bài tập này, bạn hãy ngồi lên ghế, nâng nhẹ chân bị chấn thương lên khỏi sàn. Đầu gối cần giữ ở góc 90 độ, bàn chân di chuyển trên sàn. Sau đó, bạn đá chân ra ngoài giống như đang đá 1 quả bóng sang 1 bên. Tiếp theo, đá chân vào bên trong về phía giữa 2 chân. Liên tục lặp lại động tác này.

Bài tập xoay hông trong – ngoài: Tăng cường sức mạnh và linh hoạt cho hông và đùi. Khi tập, bạn hãy bắt đầu bằng cách đặt 1 chiếc khăn dưới bàn chân bị thương (nếu muốn thực hiện dễ dàng hơn). Sau đó, bạn dùng tay để đỡ chân bị chấn thương, trượt chân về phía trước. Tiếp theo, bạn đưa 2 chân sang 1 bên rồi đổi sang bên còn lại, có thể dùng tay hỗ trợ nếu cần thiết.

Bài tập căng cơ chân: Giúp duỗi gân khoeo và cải thiện phạm vi chuyển động của cơ. Để duỗi gân khoeo, bạn nên ngồi thẳng, duỗi chân ra phía trước. Sau đó, dùng bàn tay nắm vào các ngón chân. Khi tập, bạn cần đảm bảo mình đang uốn cong hông chứ không hạ thấp lưng. Nếu không cảm thấy đau, bạn hãy cố gắng giữ tư thế trong 20 giây rồi từ từ trở lại tư thế ban đầu.

Bài tập bóp trong đùi: Tăng cường sức mạnh cho cơ đùi. Bạn hãy bắt đầu bằng cách nắm 2 tay thành nắm đấm, đặt tay cạnh nhau giữa 2 đầu gối. Sau đó, bạn ép đầu gối và nắm tay lại với nhau, giữ tư thế ép này trong 8 giây hoặc lâu nhất có thể.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM lưu ý việc tuân thủ đúng phương pháp vật lý trị liệu và kiên nhẫn trong quá trình phục hồi là quan trọng để tránh những di chứng và đảm bảo một kết quả tốt nhất cho bệnh nhân gãy chân.

Có thể bạn quan tâm

Các bài tập vật lý trị liệu cho người liệt nửa người

Liệt nửa người là biến chứng phổ biến sau tai biến mạch máu não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân tham gia vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.