Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm

Dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Thoát vị đĩa đệm cột sống thường là hậu quả của thoái hóa đĩa đệm. Cùng với sự tăng dần của tuổi tác, đĩa đệm sẽ ngày càng bị khô, trở nên kém linh hoạt và dễ bị tổn thương khi bị chấn thương.

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở phần lưng dưới và vùng cổ. Trong một số trường hợp, thoát vị đĩa đệm cũng xảy ra ở phần lưng trên. Tùy thuộc vào vị trí của đĩa đệm bị trượt, cơn đau cũng sẽ khác nhau.

Những dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ thoát vị đĩa đệm có khả năng xảy ra ở bất kỳ khu vực nào của cột sống nhưng thường gặp nhất là ở phần lưng dưới. Khu vực này có rất nhiều mạng lưới dây thần kinh phức tạp và các mạch máu ở cốt sông do đó các chấn thương ở phần lưng dưới có nguy cơ cao gây ra thoát vị đĩa đệm.

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Tê hoặc ngứa ran. Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm thường bị tê hoặc ngứa ran trong cơ thể;
  • Yếu cơ. Khi dây thần kinh bị tổn thương, nó sẽ ảnh hưởng đến các cơ được điều khiển bởi dây thần kinh đó. Kết quả là các cơ này thường bị suy yếu, bị run hoặc không thể nâng hay giữ được đồ vật.
  • Đau cánh tay hoặc chân. Đau cánh tay hoặc vai thường là do một đĩa đệm bị trượt ở cổ. Trong khi đau chân thường là do đĩa đệm thoát vị ở lưng dưới. Cơn đau sẽ xảy ra ở mông, đùi, bắp chân và đôi khi ở bàn chân. Cơn đau đặc biệt trở nặng hơn khi bạn ho, hắt hơi hoặc cử động cột sống;

Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm 

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thoát vị đĩa đệm phải được điều trị đúng cách và càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị kịp, bệnh sẽ trở nên trầm trọng dẫn đến các tổn thương thần kinh nghiêm trọng thậm chí có thể tổn thương vĩnh viễn. Trong những trường hợp hiếm hoi, đĩa đệm bị trượt sẽ cắt đứt các tín hiệu thần kinh tới phần lưng dưới và chân của bạn. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ mất khả năng kiểm soát bàng quang.

Thoát vị đĩa đệm cũng gây ra tình trạng “mất cảm giác kiểu yên ngựa”. Tình trạng này xảy ra khi đĩa đệm bị trượt, gây áp lực lên dây thần kinh và làm giảm cảm giác ở đùi, phần sau của chân và trực tràng.

Một số biện pháp ngăn chặn thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra theo tuổi tác hoặc do làm công việc bê vác vật nặng. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện các mẹo nhỏ dưới đây:

  • Sử dụng đúng tư thế khi nâng đồ vật: uốn cong ở đầu gối và giữ đồ vật gần ngực trước khi nâng chúng lên;
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh;
  • Đứng dậy và kéo căng cơ thể một khoảng thời gian để tránh ngồi yên quá lâu;
  • Tập thể dục càng nhiều càng tốt để tăng cường cơ và cải thiện sức khỏe cho cả cơ thể.

Kim chỉ nam trong điều trị các bệnh liên quan đến cơ xương khớp là bạn cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân để có thể chữa trị dứt điểm bệnh. Bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu cột sống để được tư vấn về phương pháp điều trị hiệu quả, không cần phẫu thuật hay dùng thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Bài tập trị liệu cho người bị liệt dây thần kinh quay

Liệt dây thần kinh quay là một vấn đề thường gặp khi dây thần kinh …