Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Hướng dẫn điều trị phục hồi chức năng gãy xương

Hướng dẫn điều trị phục hồi chức năng gãy xương

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Đối với gãy xương, điều trị Phục hồi chức năng có thể cải thiện tình trạng cho người bệnh, giúp bệnh nhân vận động một cách dễ dàng hơn.

I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy xương là loại tổn thương ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của xương

II. DỊCH TỄ HỌC

Mỗi tuổi có một loại gãy thường xảy ra : từ 1 đến 3 tuổi gãy xương đòn, từ 4 đến 10 tuổi gãy trên lồi cầu, gãy xương đùi và 2 xương cánh tay; từ 50 tuổi trở lên gãy đầu dưới xương quay và gãy cổ xương đùi.

vat-ly-tri-lieu

Gãy xương là loại tổn thương ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của xương

III. NGUYÊN NHÂN

  • Do chấn thương: tai nạn giao thông, lao động, sinh hoạt do chiến tranh, bom đạn.
  • Do bệnh lý: viêm xương, ung thư xương.

IV. YẾU TỐ NGUY CƠ

Gãy xương là một tai nạn gặp bất cứ ở đâu, bất cứ lúc naò và bất cứ ở tuổi nào.

V. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định:

VI. LÂM SÀNG

– Có 6 triệu chứng chung cho các loại gãy xương trong đó có 3 triệu chứng chắc chắn và 3 triệu chứng không chắc chắn.

Triệu chứng chắc chắn (chỉ có trong gãy xương).

  • Biến dạng của trục chi.
  • Có tiếng lạo xạo khi cọ xát hai đầu xương gãy.
  • Cử động bất thường.

Triệu chứng không chắc chắn (chung cho các loại gãy xương).

  • Đau.
  • Sưng nề bầm tím.
  • Giảm hoặc mất cử động.

Các chuyên gia Vật lý trị liệu cho biết, trong gãy xương không nhất thiết phải có đủ 3 triệu chứng của gãy xương mà chỉ cần một trong 3 triệu chứng đó là có thể kết luận được rồi.

vat-ly-tri-lieu

Phương pháp điều trị phục hồi chức năng gãy xương

  1. Cận lâm sàng:

X quang: cho thấy tình trạng xương gãy với nơi gãy, đường gãy,các mãnh gãy, sự xê dịch.

  1. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
  2. Nguyên tắc điều trị
  • Sơ cứu và di chuyển.
  • Hồi sức.
  • Điều trị vết thương chấn thương.
  • Vật lý trị liệu,phục hồi chức năng
  1. Điều trị triệu chứng
  • Phương pháp bảo tồn.
  • Phương pháp phau thuật.

VII. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Giai đoạn bất động:

Mục đích

  • Phòng ngừa các biến chứng viêm phổi ứ động, huyết khối, loét do đè ép.
  • Giảm đau.
  • Duy trì tầm vận động của khớp tự do.
  • Tránh teo cơ cứng khớp do bất động.

Phương pháp Kỹ thuật vật lý trị liệu

  • Tập thở, vận động nhanh ngọn chi, tư thế trị liệu.
  • Điện trị liệu, nhiệt trị liệu.
  • Vận động chủ động các khớp tự do không bị cố định hết biên độ.
  • Đối với vùng gãy xương phải bất động thực hiện co cơ tính để đề phòng teo cơ, giảm phù nề, làm nhanh quá trình liền can.

3

Tuyển sinh Trung cấp Vật lý trị liệu năm 2016

Giai đoạn sau bất động:

Mục đích

  • Giảm sưng, giảm đau.
  • Gia tăng tuần hoàn, phá tan kết dính.
  • Gia tăng tầm vận động khớp.
  • Gia tăng sức mạnh cơ.
  • PHCN sinh hoạt hoặc di chuyển.

Phương pháp

  • Nhiệt trị liệu.
  • Di động mô mềm, vận động.
  • Chủ động trợ giúp, kỹ thuật giữ – nghỉ, trượt khớp.
  • PHCN sinh hoạt hoặc di chuyển.

VIII. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHỤC HỒI

Dựa vào:

  • Tầm vận động khớp.
  • Lực cơ.
  • Chức năng sinh hoạt của người bệnh.

 

Nguồn: 678.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trị liệu cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở những …