Phục hồi chức năng cho người bệnh sau gãy xương là rất quan trọng để người bệnh có thể đi lại bình thường. Sau đây là các phương pháp phục hồi chức năng cho người bệnh sau gãy xương
- Điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ
- Những môn thể thao cần kiêng với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Giai đoạn bất động
Việc phục hồi chức năng ở giai đoạn này nhằm với mục đích phòng ngừa các biến chứng viêm phổi ứ đọng, huyết khối, loét do đè ép… Ngoài ra còn giúp giảm đau, duy trì tầm vận động của khớp tự do, tránh teo cơ, cứng khớp do bất động.
Ở giai đoạn này, việc phục hồi chức năng thường được chỉ định tại cơ sở y tế, có sự hướng dẫn và giám sát của cán bộ y tế. Tuy nhiên bệnh nhân và người chăm sóc cũng cần hiểu để tuân thủ, kết hợp để giúp cho người bệnh nhanh phục hồi nhanh.
Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn các phương pháp phục hồi giai đoạn này gồm:
– Tư thế trị liệu: Bác sĩ cho biết, với vùng chi còn phù nề, cần kê cao chi để giảm phù nề.
– Vận động trị liệu: Với khu vực gãy xương phải bất động thì cần thực hiện co cơ tĩnh (gồng cơ) nhằm mục đích đề phòng teo cơ, giảm phù nề, làm nhanh quá trình liền can. Đối với các khớp tự do không bị cố định thì sẽ thực hiện vận động chủ động các khớp hết biên độ (tầm) vận động.
– Giảm đau: Áp dụng liệu pháp điện trị liệu như các dòng điện xung, điện phân, điện cao tần… cũng có thể sử dụng nhiệt lạnh như lấy đá, chờm lạnh…
– Hoạt động trị liệu: Cần thực hiện sớm, ngay từ khi còn cố định xương đến lúc phục hồi. Tùy theo tổn thương cụ thể của từng người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp thích hợp.
Giai đoạn sau bất động
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết, sau giai đoạn bất động lâu ngày (bó bột, phẫu thuật kết hợp xương) thường xuất hiện tình trạng hạn chế tầm vận động, teo cơ, đau khớp, chính vì vậy các hoạt động cần phải thực hiện hết sức cẩn thận để tránh gây tổn thương thêm cho các mô bị suy yếu (cơ, dây chằng và mô liên kết).
Khi bắt đầu vận động, bệnh nhân sẽ bị đau, nhưng đau sẽ giảm dần khi khớp cử động, các cơ mạnh dần lên và tầm hoạt động tăng tiến dần. Do vậy việc phục hồi chức năng cho người bệnh gãy xương ở giai đoạn này cũng vô cùng quan trọng giúp giảm sưng, giảm phù nề, giảm đau. Gia tăng tuần hoàn, phá tan kết dính. Gia tăng tầm hoạt động của khớp. Gia tăng sức mạnh của cơ. Phục hồi chức năng tối đa để người bệnh nhanh chóng trở về cuộc sống, lao động bình thường.
Phương pháp phục hồi:
– Có thể sử dụng nhiệt nóng ẩm: Chiếu đèn hồng ngoại, bó parafin ngày 01 lần thời gian 20 – 30 phút.
– Xoa bóp trị liệu vùng chấn thương ngày 1 lần thời gian 20-30 phút. Điện xung ngày 1 lần thời gian 10-20 phút.
– Vận động trị liệu:
+ Cử động khớp
+ Tập đi với dụng cụ trợ giúp (nạng gậy), luyện dáng đi.
Trên đây là những nguyên tắc chung về phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị gãy xương. Trong thực tế, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại bài tập phù hợp với tình trạng người bệnh, loại gãy xương và xương bị gãy.