Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống

Vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống được các chuyên gia nghiên cứu trong nhiều năm qua.Trong đó, thắt lưng là vị trí thường gặp nhiều hơn ở vùng lưng. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng phương pháp Vật lý trị liệu giúp đem lại hiệu quả và an toàn cho người bệnh.

Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến các triệu chứng lâm sàng của bệnh lý đĩa đệm đốt sống cổ đã được phân loại bởi Symonds, trong đó ông đề cập đến vai trò chấn thương vùng cổ cấp tính và mãn tính.

Kỹ thuật viên vật lý trị liệu nói về bệnh thoát vị đĩa cột sống
Các triệu chứng lâm sàng phát triển chậm, có thể kéo dài nhiều tháng

Trong bệnh lý thoái hóa tủy sống cổ và bệnh lý rễ, các triệu chứng lâm sàng phát triển chậm, có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm. Điều trị bằng Kỹ thuật vật lý trị liệu là một trong những cách đem lại hiệu quả cao, điều này đã được chứng minh bởi O’Connel, Hughes và Wilkinson.

Khi đề cập đến điều trị bệnh lý đĩa đệm đốt sống cổ cần phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng và triệu chứng rễ để chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp mà đa số được điều trị nội khoa trước.

Đối với bệnh lý đĩa đệm đốt sống vùng thắt lưng đã có nhiều y văn đề cập như đau lưng và đau dây thần kinh tọa nhưng nguyên nhân chính đã được xác định rõ vào thế kỷ 20. Ở thời điểm của năm 1934, Mixter và Barr đã mô tả đầy đủ về lâm sàng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây ra đau chân. Sau thế chiến thứ hai, các nhà phẫu thuật thần kinh tại Mỹ đã phẫu thuật bệnh lý thoát vị đĩa đệm thắt lưng như là một bệnh thông thường nhất.

Theo Horal, 35% những người bị đau thắt lưng sẽ phát triển dần đến đau dây thần kinh tọa. Nằm nghỉ tại giường là một biện pháp điều trị nhưng tỉ lệ tái phát cao.

Ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Nhiều tác giả như Giwen, Bailey, Elsberg, Put, Sperling, Scoville và các tác giả khác đã có một nhận xét chung là gai đốt sống (osteophyte) và đĩa đệm lồi vào trong ống sống gây ra chèn ép tủy sống và rễ thần kinh; còn lồi vào lỗ liên hợp chỉ gây chèn ép rễ, làm ảnh hưởng xấu đến chức năng thần kinh. Một số tác giả khác nhấn mạnh đến vai trò thiếu máu của động mạch và tĩnh mạch bị chèn ép như là một cơ chế sinh lý bệnh học đã đuợc nhấn mạnh bởi Brain, Fry Kholm và Groding. Khi đề cập đến bệnh lý đĩa đệm đốt sống cổ, một vấn đề khác cũng được đặt ra là sự chuyển động bất thường của mặt khớp và sự chèn ép tủy từng đợt do gai đốt sống tác động khi chuyển động cổ, điều nầy có thể gây ra bệnh lý đĩa đệm đốt sống cổ.

Kỹ thuật viên vật lý trị liệu nói về bệnh thoát vị đĩa cột sống
Thoát vị đĩa đệm cột sống gây ra chèn ép tủy sống và rễ thần kinh

Nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng là nguyên nhân chủ yếu của đau chân và đau lưng tái đi tái lại, đối với đau chân và đau thắt lưng có thể là mãn tính hoặc cấp tính. Thường gặp nhất ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi, đây là lứa tuổi lao động chính. Thoát vị đĩa đệm mức L5-S1 là thường gặp nhất, rồi đến L4-L5. Loại thoát vị đĩa đệm thắt lưng ít gặp hơn là L3-L4, L2-L3 và L1-L2.

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm thắt lưng là do chấn thương gập, tuy nhiên cũng có một số ít bệnh không liên quan đến bất cứ chấn thương nào. Thoái hóa nhân đệm (nucleus pulposus), dây chằng dọc sau và vòng xơ xảy ra êm ả từ từ hoặc đôi khi biểu hiện đau thắt lưng nhẹ tái đi tái lại nhiều lần. Có khi một cử động nhẹ nào đó làm cho nhân đệm lồi và làm yếu vòng xơ ở phía sau. Từ điểm yếu của vòng xơ, nhân đệm chui qua khe của vòng xơ, thường là một bên, hoặc đôi khi lồi vào trung tâm, ở đây nhân đệm tiếp cận với một rễ hoặc nhiều rễ.

Kỹ thuật viên vật lý trị liệu nói về bệnh thoát vị đĩa cột sống
Trung cấp Vật lý trị liệu tuyển sinh năm 2016

Trong trường hợp nặng, nhân đệm lồi và chui qua vòng xơ hoặc lồi hẳn ra ngoài và nằm ngoài màng tủy như là một khối rời chèn ép trực tiếp rễ và chùm đuôi ngựa bệnh nhân nên sử dụng Kỹ thuật vật lý trị liệu Phục hồi chức năng nhằm giảm thiểu những tổn thương của bệnh gây ra. Đôi khi nhân đĩa đệm lồi cũng có thể tái hấp thụ và làm kích thước nhỏ lại nhưng rất hiếm gặp. Điều này hiếm xảy ra và có thể gây ra kích thích rễ mãn tính hoặc thoái hóa tạo ra chồi phía sau.

Nguồn: bvngoaithankinhqt.org.vn

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích bài tập Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng sau gãy xương cánh tay

Gãy xương cánh tay là một trong những chấn thương phổ biến, có thể xảy …