Các chuyên gia Vật lý trị liệu khuyên cha mẹ nên học bấm huyệt, xoa bóp cho bé để bé trở nên khỏe mạnh, tiêu hóa tốt và tránh được nhiều bệnh tật.
- Xoa bóp, bấm huyệt khi bé tiêu hóa kém bằng Kỹ thuật vật lý trị liệu
- Kỹ thuật vật lý trị liệu bấm huyệt bàn chân giúp bé thư giãn
Bấm huyệt ngón tay bổ tỳ thổ (tạng tỳ)
Chắc hẳn sẽ rất nhiều người thắc mắc tỳ thổ, tạng tỳ là gì? Tạng tỳ là một cơ quan nhỏ và hơi thuôn dài nằm trong ổ bụng, giúp cơ thể tiêu hóa. Theo Đông y, hành thổ thuộc trung tâm, chi phối toàn bộ sự vật từ thiên, thời tiết đến con người. Hành thổ chính yếu của sinh lý con người được gọi là tỳ thổ.
Xoa bóp 4 huyệt vị để bé trở nên khỏe mạnh
Tạng tỳ trong cơ thể người có tác dụng hấp thu các chất dinh dưỡng. Bé tiêu hóa kém, không hấp thu được dưỡng chất nghĩa là tạng tỳ có vấn đề. Trong đó, huyệt ảnh hưởng trực tiếp tới tạng tỳ nằm ở ngón tay cái.
Hàng ngày mẹ cần dùng tay trái của mình nắm lấy tay trái của bé. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm lấy ngón cái bàn tay trái của bé rồi ấn và xoa nhẹ mặt trong khoảng 150 – 300 lần.
Xoa bụng
Xoa bụng là cách các bố các mẹ hay làm để giúp con thoải mái và dễ ngủ hơn. Thế nhưng, rất ít người biết, việc làm đơn giản này lại mang tới vô vàn lợi ích cho sức khỏe của bé.
Xoa bụng là Kỹ thuật vật lý trị liệu giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, bụng là “nhà” của lục phủ ngũ tạng, từ gan, tỳ, dạ dày, túi mật, thận, bàng quang, ruột non tới ruột già… nên xoa bụng còn giúp bé ăn ngon, phòng bách bệnh.
Hàng ngày, chỉ cần xoa bụng cho bé từ 150 – 300 lần theo chiều kim đồng hồ, sẽ giúp dạ dày và máu lưu thông tốt hơn.
Xoa bụng cho bé từ 150 – 300 lần theo chiều kim đồng hồ
Bấm huyệt “túc tam lý”
Trong y học dưỡng sinh, huyệt túc tam lý vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người, giúp điều lý tỳ vị, lưu thông khí huyết, tăng chức năng miễn dịch và kéo dài tuổi thọ. Huyệt này nằm dưới mắt đầu gối 3 thốn (1 thốn = 1,8cm) và cách bờ xương ống chân 1 thốn.
Huyệt này rất dễ tìm, các mẹ có thể úp lòng bàn tay trên đầu gối (tay bên nào úp vào đầu gối bên đó), túc tam lý nằm dưới đầu ngón tay giữa nơi đầu ngón tay giữa chạm vào chân ở phần ngoài xương ống chân.
Hàng ngày xoa bóp bấm huyệt túc tam lý khoảng 150 – 300 lần sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, giúp bé không bị đau bụng, sưng chân cũng như tiêu hóa tốt hơn.
Xoa bóp xương sống
Xoa bóp xương sống mang lại rất nhiều lợi ích, giúp bổ tỳ, bổ phổi, điều hòa âm dương. Nếu bé gầy gò ốm yếu, thường xuyên sinh bệnh, mẹ nên thường xuyên dành thời gian xoa bóp xương sống cho bé bởi xương sống là giao điểm của rất nhiều bộ phận quan trọng trên cơ thể người.
Cách xoa bóp vô cùng đơn giản: dùng ngón trái và ngón trỏ hay bàn tay mẹ đặt lên lưng bé. Xoa từ phần xương đuôi hướng lên trên cổ, mỗi ngày khoảng 6 lần.
Nguồn: emdep.vn