Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Xoa bóp, bấm huyệt khi bé tiêu hóa kém bằng Kỹ thuật vật lý trị liệu

Xoa bóp, bấm huyệt khi bé tiêu hóa kém bằng Kỹ thuật vật lý trị liệu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trẻ em rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Mỗi lần như vậy, các mẹ hãy thử dùng Kỹ thuật vật lý trị liệu xoa bóp cho con đảm bảo bé sẽ thoải mái và không khó chịu nữa.

  1. Bấm huyệt Hoành Vân theo đốt ngón tay

Bốn huyệt đốt ngón tay gần nhất với lòng bàn tay (còn gọi là Tứ Hoành Vân) nằm ở ngón trỏ, ngón giữa, nón vô danh và ngón úp có quan hệ mật thiết trong việc điều tiết cơ thể, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Do đó, khi bé khó tiêu có thể áp dụng phương pháp sau để lưu thông khí huyết, không lo đầy bụng:

Xoa bóp, bấm huyệt khi bé tiêu hóa kém bằng Kỹ thutaj vật lý trị liệu

Dùng tay trái nắm lấy các ngón tay của bé. Dùng đầu ngón cái hoặc ngón trỏ tay phải lần lượt đè xuống các huyệt đốt ngón tay thuộc Tứ Hoành Vân, khoảng 2-3 phút như trong hình.

Áp sát các ngón tay của bé lại, dùng ngón cái bàn tay phải của mẹ ấn và di chuyển lần lượt từ ngón cái đến ngón út trên bàn tay bé từ 50-100 lần.

  1. Bấm huyệt Bản Môn trên bàn tay

Huyệt Bản Môn nằm trên ở mặt trong lòng bàn tay bé, chỗ phần thịt nhô lên dưới ngón tay cái (như trong hình).

Khi bé khó tiêu, mẹ có thể tự bấm huyệt Bản Môn như sau để giúp trẻ thoải mái hơn:

Tay trái của mẹ nắm lấy các ngón tay bé, dùng ngón trỏ bàn tay phải chấm một ít phấn rôm và ấn xuống huyệt Bản Môn trên tay bé.

Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp Vật lý trị liệu dùng ngón tay cái của mẹ ấn xuống huyệt Bản Môn và di chuyển về phía cổ tay bé, rồi đẩy tiếp về đầu ngón tay cái từ 2-3 phút, khoảng 50-100 lần giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.

Xoa bóp, bấm huyệt khi bé tiêu hóa kém bằng Kỹ thuat vật lý trị liệu

  1. Xoa mặt bên ngón tay cái

Dùng ngón giữa hoặc ngón vô danh tay trái của mẹ kẹp 4 ngón tay trái của bé, rồi dùng ngón cái và ngón giữa nắm lấy ngón tay cái của bé. Sau đó, dùng ngón cái tay phải của mẹ, chấm một ít phấn rôm rồi xoa lên mặt bên ngón cái của bé, từ đầu đến cuối ngón tay khoảng 50-100 lần.

Làm như vậy sẽ giúp phần tì khỏe mạnh, dạ dày của bé tiêu hóa dễ hơn. Tuy nhiên, cần chú ý, chỉ có thể xóa từ đầu ngón cái đến cuối ngón cái mà không được làm ngược lại.

  1. Xoa lòng bàn tay

Mẹ dùng tay trái nắm chặt lấy bàn tay của bé, chấm một ít phấn rôm vào ngón cái tay phải, xoa đều khắp lòng bàn tay bé từ 50-100 lần. Xoa theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại đều được.

Làm như vậy sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn.

Tuyệt chiêu xoa bóp, bấm huyệt khi bé tiêu hóa kém

  1. Xoa bụng cho bé

Khi bé cảm thấy khó tiêu, hãy đặt bé nằm ngửa, dùng 4 ngón tay phải hoặc cả bàn tay mẹ đặt lên bụng bé, lấy rốn làm trung tâm và xoa đều xung quanh từ 50-100 lần.

Chú ý xoa thật nhẹ nhàng, không được quá mạnh, sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.

3

Tuyển sinh Trung cấp Vật lý trị liệu năm 2016

  1. Xoa lòng bàn chân (huyệt Dũng Tuyền)

Huyệt Dũng Tuyền nằm ở phần lõm trên lòng bàn chân khi co lại.

Nếu bé khó chịu, dùng đầu ngón trỏ hoặc ngón cái ấn vào huyệt Dũng Tuyền và chuyển động xung quanh theo chiều kim đồng hồ từ 2-3 phút. Làm như vậy sẽ giúp bé thoải mái hơn khị đau bụng tiêu chảy.

Tuy nhiên, do bé còn nhỏ nên nếu dùng phương pháp bấm huyệt, xoa bóp cần chú ý thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho bé.

Chú ý:

  • Xoa bóp, bấm huyệt thật nhẹ nhàng, tránh cho bé cảm thấy khó chịu.
  • Chú ý giữ nhiệt độ trong phòng khoảng 22 độ C khi bấm huyệt, tránh cho bé bị lạnh.
  • Trị liệu bằng cách bấm huyệt cần một thời gian dài, khoảng 2-3 tháng mới có hiệu quả rõ rệt.
  • Không bấm huyệt, xoa bóp cho bé trước và sau khi ăn cơm, tránh gây thương tổn tới dạ dày.

 

Nguồn: emdep.vn

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trị liệu cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở những …