Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Các bài tập vật lý trị liệu dành cho bệnh nhân sau khi thay khớp háng

Các bài tập vật lý trị liệu dành cho bệnh nhân sau khi thay khớp háng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Phục hồi chức năng  – tập vật lý trị liệu sau thay khớp háng (cổ xương đùi) sau phẫu thuật: Khớp háng là khớp nối liền giữa xương đùi và xương chậu và là khớp lồi cầu, ổ cối trong đó chỏm xương đùi có hình cầu di động xoay tròn trong ổ cối.

Vật lý trị liệu đối với bệnh nhân sau thay khớp háng

Vật lý trị liệu đối với bệnh nhân sau thay khớp háng

Tầm quan trọng vật lý trị liệu đối với bệnh nhân sau thay khớp háng

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, đối với người bệnh khớp háng, tập vật lý trị liệu sau thay khớp háng càng sớm sẽ càng mang lại hiệu quả tích cực. Vì vậy, việc chăm sóc và phục hồi chức năng sau mổ rất quan trọng, góp phần làm giảm thiểu biến chứng đồng thời giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi để trở lại sinh hoạt bình thường.

Nhân viên vật lý trị liệu sẽ tư vấn cho bệnh nhân về các nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật, đánh giá hoạt động khớp háng, sức mạnh các cơ quanh khớp háng, vấn đề kiểm soát đau. Dựa vào những đánh giá này, nhân viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn chương trình tập trước mổ cho người bệnh, giải thích cho người bệnh hiểu về tầm quan trọng của việc tập luyện sau mổ, những thói quen sinh hoạt cần thay đổi cho phù hợp, sự cần thiết nếu phải giảm cân nặng.

Các bài tập vật lý trị liệu sau khi thay khớp háng

Điều trị bằng kỹ thuật vật lý trị liệu sau thay khớp háng là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân để giúp người bệnh trở lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày lại bình thường qua các bài tập như sau:

Từ 1 ngày đến 3 ngày

Bệnh nhân tập thụ động tại giường bệnh nhân ngốc cổ chân , tập thở bụng, xoa bóp cơ tứ đầu đùi, dùng một chiếc gối chèn giữa hai chân khi nằm.

Từ 3 đến 5 ngày

Bệnh nhân tập gồng cơ tứ đầu đùi, tập ngồi dậy, tập thở cơ bụng, trong khoảng thời gian này bệnh nhân được sự hướng dẫn của kỹ thuật viên để hỗ trợ tập vật lý trị liệu và làm quen với nạn đi.

Từ 5 ngày đến 10 ngày

Bệnh nhân phát triển tốt tự ngồi dậy và co duỗi khớp gối rất là tốt, bệnh nhân tập đứng và kỹ thuật viên hướng dẫn chịu lực và tập đi đúng cách.

Từ 10 ngày đến 15 ngày

Kỹ thuật viên tập đối kháng mạnh các cơ tứ đầu đùi, cơ cẳng chân, gập duỗi khớp gối vào bụng bệnh nhân hết mức đến khi thấy đau thì ngừng, tập đi lại trong nhà cho bệnh nhân quen với trọng lượng cơ thể.

Từ 15 ngày đến 1 tháng

Lúc này các nhóm cơ của bệnh nhân phát triển rất là tốt nếu được điều trị đúng cách và trẻ tuổi thì bệnh nhân có thể bỏ 1 nạn và tập đi bằng 1 nạn, nếu trường hợp bệnh nhân nằm lâu không điều trị sớm hoặc lớn tuổi thì đi lại như lúc ban đầu thì rất là khó, thường hay bị cứng khớp rút gân, teo cơ ở người lớn tuổi.

Bệnh nhân phát triển tốt kỹ thuật viên theo dõi đánh giá cho bệnh nhân đi một nạn và tăng dần có thể bỏ nạn đi bình thường, chỉnh lại dáng đi cho đúng tư thế.

Sau 1 tháng

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, bệnh nhân phát triển tốt kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhân tự tập ở nhà và tập cách ngày để theo dõi cho bệnh nhân đi lại bình thường.

Bệnh nhân chú ý tránh trường hợp bệnh nhân còn yếu chưa chịu được lực chân không nên tự ý bỏ nạn dễ dẫn đến tổn thương ổ khớp háng và ảnh hưởng không tốt khi sau này phát triển đi lại bình thường.

Người nhà nên mua nẹp chống xoay cố định cổ chân cho bệnh nhân để phòng bàn chân không bị xoay ra ngoài sau này khi bệnh nhân đi lại được ảnh hưởng rất nhiều đến dáng đi.

Để việc trị liệu đạt hiệu quả cao, người bệnh cần phải lưu ý đến chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng bệnh lý thoát vị đĩa đệm là gì?

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể rất đa dạng và phụ thuộc …