Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Các bước hoàn thiện hồ sơ cấp giấy hoạt động phòng khám vật lý trị liệu

Các bước hoàn thiện hồ sơ cấp giấy hoạt động phòng khám vật lý trị liệu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mở phòng khám Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng sẽ trở nên đơn giản nếu như bạn nắm chắc được quy trình hoàn thiện hồ sơ cấp giấy hoạt động theo quy định.

Hoàn thiện bằng cấp để có thể mở phòng khám vật lý trị liệu Hoàn thiện bằng cấp để có thể mở phòng khám vật lý trị liệu

Quy định cấp phép hoạt động phòng khám Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Theo Thông tư Số: 46/2013/TT-BYT quy định về chức năng nhiệm vụ cũng như quy trình cấp giấy phép hoạt động Phòng khám Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Theo đó các Kỹ thuật Vật lý trị liệu cần lưu ý các quy trình cụ thể về thủ tục hồ sơ như sau:

– Bước 1: Cơ sở hoạt động Phòng khám Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng có yêu cầu cấp giấy phép hoạt động và nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hành chính thuộc Sở Y tế.

– Bước 2: Bộ phận hành chính Sở Y tế tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động và thông báo đề nghị cơ sở cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ theo đúng quy định hiện hành

– Bước 3: Sau 03 tháng kể từ ngày ghi phiếu tiếp nhận hồ sơ cơ quan hành chính phải có trách nhiệm xem xét cấp giấy hoạt động và có văn bản trả lời cụ thể trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động.

Nhiệm vụ của phòng khám Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng được quy định tại Điều 7 Thông tư 46/2013/TT-BYT

– Khám bệnh, chữa bệnh và PHCN tại khoa PHCN và các khoa khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các hình thức nội trú, ngoại trú và PHCN ban ngày.

– Cung cấp và hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ giúp cho người bệnh.

– Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp.

– Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật.

– Làm đầu mối của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng.

– Thực hiện nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quy định về Cơ cấu tổ chức và nhân lực của phòng khám Phục hồi chức năng được quy đinh tại Điều 15 Thông tư 46/2013/TT-BYT

– Phòng khám PHCN tối thiểu phải có 01 bác sỹ chuyên khoa PHCN và 01 Điều dưỡng hoặc 01 kỹ thuật viên PHCN.

– Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, phòng khám PHCN có thể có các chức danh chuyên môn khác quy định tại Điều 4 Thông tư này phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.

– Cơ cấu tổ chức của phòng khám PHCN tối thiểu phải có các bộ phận chức năng Khám bệnh và Vật lý trị liệu.

– Tùy theo cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và phạm vi hoạt động chuyên môn, phòng khám PHCN có thể có thêm các bộ phận chuyên môn phù hợp khác.

Hệ thống quy định về Nhân sự được quy định tại Điều 25 Thông tư 41/2011/TT-BYT

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng phải là bác sỹ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng;

Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng, các đối tượng khác làm việc trong Phòng khám nếu có thực hiện công việc chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với công việc được phân công.

Quy định về phạm vi hoạt động chuyên môn

– Tổ chức khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm, bệnh tật học đường, bệnh liên quan đến dinh dưỡng, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân cho cá nhân và cộng đồng;

– -Tư vấn, truyền thông nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, tiêm chủng phòng bệnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng;

– Tiêm chủng vắc xin, sinh phẩm y tế theo hình thức dịch vụ;

– Khám, quản lý sức khỏe cộng đồng và phục hồi chức năng;

– Tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý, tư vấn và điều trị dự phòng các bệnh truyền nhiễm, bệnh liên quan đến dinh dưỡng không hợp lý, bệnh liên quan rối loạn chuyển hóa, bệnh không lây nhiễm khác và các đối tượng nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh bướu cổ, Basedow, đái tháo đường, tăng huyết áp, răng miệng, bệnh nghề nghiệp và các bệnh không lây nhiễm khác).

Người chịu trách nhiệm phòng khám vật lý trị liệu cần đảm bảo quy định

Người chịu trách nhiệm phòng khám vật lý trị liệu cần đảm bảo quy định

Quy định về tổ chức nhân sự

a) Số lượng bác sỹ làm việc toàn thời gian (cơ hữu) phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ của phòng khám đa khoa;

b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký;

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản;

– Là người làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa;

c) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám đa khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

Hồ sơ thủ tục đăng ký hoạt động phòng khám Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế (theo mẫu)

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu)

– Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.

– Danh sách cán bộ phụ trách chuyên môn, trình độ tại cơ sở đăng ký cấp phép

– Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề

– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện theo quy định

Trên đây là những thông tin về quy định cấp phép hoạt động phòng khám Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng mà bạn có thể tham khảo để biết đâu một ngày bạn có thể thực hiện được giấc mơ mở phòng khám của mình.

Đây cũng là nội dung đào tạo trong chương trình học Cao đẳng Vật lý trị liệu Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, giúp sinh viên có những kiến thức cần thiết trước khi bước ra khỏi cánh cổng trường học.

Năm 2020, thí sinh có thể ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN hoặc nộp hồ sơ trực tiếp hay gián tiếp về Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để có thể học tập sớm nhất.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình đào tạo thí sinh liên hệ theo địa chỉ: 212 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội. Tư vấn tuyển sinh: 0996.212.212 – 0886.212.212.

Nguồn: kythuatvatlytrilieu.com

Có thể bạn quan tâm

Các bài tập vật lý trị liệu cho người liệt nửa người

Liệt nửa người là biến chứng phổ biến sau tai biến mạch máu não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân tham gia vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.