Khớp gối là khớp lớn nhất của cơ thể, chịu trọng lực rất lớn cho cơ thể khi chúng ta đi, đứng hay chạy nhảy gây chấn thương và một phần tuổi tác. Nếu không được xử lý kịp thời và điều trị đúng cách sẽ để lại di chứng cho bệnh nhân
- Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến mạch máu não
- Vật lý trị liệu điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Nguyên nhân đứt dây chằng là gì?
Thường gặp trong các trường hợp chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp trong lao động, sinh hoạt, thể thao và tai nạn lao động….
Triệu chứng và diễn biến của tình trạng này như thế nào?
– Thường sưng đau khớp, lỏng ổ khớp để lâu dẫn đến teo cơ.
– Cần chụp (XQ), (MRI), để chẩn đoán chính xác.
– Đứt một phần dây chằng trước hoặc sau: phần lớn phục hồi tốt nếu được tập kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng sớm và đúng thời gian phục hồi.
– Đứt hoàn toàn dây chằng trước hoặc sau: phần lớn phục hồi rất kém nếu không được phẫu thuật sớm và tái tạo dây chằng bằng mảnh gân khác thay thế, phương pháp nội soi là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay.
Tuy nhiên: Để đạt được hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân phải trải qua giai đoạn tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, sau khi mổ nội soi tái tạo dây chằng khớp gối hoặc mổ chỉnh hình những vị trí khác thì người bệnh cần phải trải qua giai đoạn quan trọng là vật lý trị liệu, tùy theo tính chất tổn thương của dây chằng, kỹ thuật mổ và chất liệu mảnh ghép được sử dụng mà mỗi bệnh nhân mổ tái tạo dây chằng để có những bài tập hỗ trợ khác nhau.
Quy trình tập luyện dựa trên những nguyên tắc chung qua từng giai đoạn:
Giai đoạn I: Từ (0) đến tuần thứ 2 sau mổ
– Mang nẹp bất động khớp gối tư thế duỗi cả khi ngủ.
– Di động xương bánh chè (lên, xuống, ra 2 bên).
– Hàng ngày tháo nẹp tập gập duỗi khớp gối thụ động biên độ tăng dần (duỗi hết gối gập tối đa đến (90 độ) ngày 3 lần)
– Lúc đầu tập thụ động sau tập chủ động hỗ trợ.
– Tập gồng cơ tứ đầu đùi, cơ cẳng chân trong nẹp.
– Tập nâng bổng chân có nẹp lên khỏi mặt giường dạng, khép chân.
– Đi lại bằng hai nạn chịu một phần trọng lượng cơ thể ( tư thế chân đeo nẹp duỗi gối tối đa).
– Mang nẹp và chườm đá vùng gối trong những ngày đầu sau mổ.
=> Mục đích của giai đoạn này là:
Gối duỗi hết, gập (90 độ)
Phát triển cơ tứ đầu đùi.
Tập được dáng đi bình thường.
Giai đoạn II: Từ tuần thứ 3 và thứ 4
– Tiếp tục gập gối tăng dần đạt (120độ) tuần thứ 4.
– Tập cơ tứ đầu đùi và cơ cẳng chân, tập gập duỗi chủ động có sức đối kháng.
– Tập đi xe đạp tại chỗ.
– Đi lại bằng nạng tăng từ từ trọng lượng cơ thể bên chân mổ tới mức tối đa( trong tư thế duỗi thẳng gối trong nẹp cố định)
Mục đích của giai đoạn này là:
Tăng biên độ đạt (120 độ)
Đứng được bên chân mổ với toàn bộ trọng lượng cơ thể, đi lại được không dùng nạn không đi tập tễnh.
Giai đoạn III: Từ tuần thứ 5 và thứ 6
– Bỏ nẹp gối.
– Tiếp tục tập tăng biên độ khớp gối, đến tuần thứ 6 phải gập hết gối tối đa.
– Tập nhún đùi ( xuống tấn),trong giới hạn khớp gối duỗi dần (90- 40 ) và ngược lại.
– Tập lên xuống cầu thang ít bậc.
– Tập nâng đùi có đeo tạ khi gối gập (90 độ), tăng dần trọng lượng.
– Bệnh nhân nên đi bơi rất tốt cho dây chằng và vận động.
Giai đoạn IV: Từ tuần thứ 7 và thứ 10
– Tiếp tục các bài tập như trên tăng biên độ.
– Chạy bước nhỏ trên đường thẳng, chạy tới và lui.
Giai đoạn V: Từ tuần thứ 11 và thứ 20
– Tiếp tục các bài tập như trên.
– Tập mạnh đối kháng,chạy tăng tốc độ dần, chạy ngang, bước lên xuống cầu thang nhiều bậc, tập đứng tấn lâu hơn.
Giai đoạn V: Từ tháng thứ 5 và thứ 6
– Bắt đầu chơi các môn thể thao nhẹ sau 6 tháng có thể chơi lại thể thao bình thường.
– Biên độ gối đạt được >130 độ.
– Cơ tứ đầu đùi phải đạt được sức khỏe .85% bình thường.
Lưu ý:Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khi bệnh nhân phát triển tốt nên tập luyện từ từ và vừa đủ sức chịu lực của dây chằng và cơ không nên tập quá sức dây chằng và cơ sẽ gây tổn thương dẫn đến vỡ cơ nếu tổn thương nặng có thể rách cơ…