Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng gãy xương đòn sau phẫu thuật

Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng gãy xương đòn sau phẫu thuật

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Gãy xương đòn thường gặp trong chấn thương đặc biệt, chấn thương thể thao, cuộc sống … Ngày nay thường được phẫu thuật và cố định chờ lành xương. Do đó tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng gãy xương đòn sau khi phẫu thuật để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tập vật lý liệu phục hồi chức năng gãy xương đòn sau phẫu thuật

Vai trò và cách tập luyện lý trị liệu sau phẫu thuật gãy xương đòn 

Áp dụng phương pháp kỹ thuật vật lý trị liệu sau phẫu thuật gãy xương đòn mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Nó giúp cơ thể không bị co rút cơ ngực lớn, hạn chế bị dạng khép sau cơ và vai cánh tay, giảm nguy cơ viêm quanh khớp vai,…Vì thế, người bệnh cần liên hệ và tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành tập càng sớm càng tốt. Sức khỏe hồi phục nhanh và ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt. 

Các bài tập phổ biến được tiến hành trong khoảng 12 tuần. Tùy vào sức lực và mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ, kỹ thuật viên áp dụng cách thức khác nhau. Khi tập, người bệnh tuân thủ theo chỉ dẫn và không uống bia rượu hoặc hút thuốc lá. Bởi những thứ này làm giãn mạch, gây xuất huyết khiến xương bị phù nề, lâu lành lại.

Tuần đầu tiên

Trong những ngày đầu, bệnh nhân xoa bóp và vận động nhẹ nhàng với các động tác như lắc cánh tay, tập sức mạnh cầm nắp,…Bên cạnh đó cần thực hiện thêm bài tập cơ tam đầu và cơ chóp xoay với sự hướng dẫn của kỹ thuật viên hoặc chuyên gia vật lý trị liệu. 

Tuần 2 đến tuần 4

Ở giai đoạn này sẽ tiếp tục xoa bóp nhẹ tại vị trí gãy và vùng cơ ngực lớn để khắc phục mô mềm bị tổn thương. Kết hợp các bài tập kéo ròng rọc hoặc bò tường. Chúng giúp cải thiện biên độ vận động khớp vai rất hiệu quả. Bạn nhớ tập từ bài đơn giản rồi mới tăng dần từng chút một nhé. Không nên quá vội vàng, dễ gây ra phản ứng ngược.

Tuần 4 đến tuần 8

Tập mạnh như tuần thứ 2 và có thêm bài tập cơ đối kháng có trợ lực. Trường hợp quá trình liền xương có tiến triển tốt, bạn có thể gia tăng biên độ tập luyện và tăng sức mạnh của cơ. Đồng thời, dùng thêm dây thun hoặc tạ để tập lực đối kháng nhẹ trong giới hạn độ đau. Tránh nâng vai, xoay vai hoặc thực hiện các bài vận động vai mạnh.

Tuần 8 đến tuần 12

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, lúc này người bệnh tập hết biên độ vận động khớp vai. Và không quên áp dụng bài tập tăng sức mạnh cơ, tập sức bền với tạ nhẹ. Từ tuần 12 trở đi trở lại sinh hoạt bình thường và luyện thêm bài tích cực sức mạnh cơ. Nhưng phải ngưng khi thấy đau hoặc không vững khớp vai, không mang vật nặng.

Lưu ý trong quá trình tập vật lý trị liệu gãy xương đòn

Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tập theo sức của người bệnh và mức độ nặng nhẹ, phức tạp hay đơn giản mà kỹ thuật viên phải sử dụng phương phá khác nhau.

Đối với người bệnh cần tuân thủ uống thuốc của Bác sỹ và đặc biệt là không được uống rượu, bia, thuốc lá vì những thứ này gây giãn mạch có thể xuất huyết làm phù nề tại chỗ và khiến cho vết thương lâu lành.

Có thể bạn quan tâm

Những kiến thức quan trọng về trật khớp ngón tay mà bạn nên biết

Bàn tay đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động hàng ngày của chúng …