Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Chữa đau thần kinh tọa bằng phương pháp vật lý trị liệu

Chữa đau thần kinh tọa bằng phương pháp vật lý trị liệu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp chữa bệnh hiện nay được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn, trong đó có đau dây thần kinh tọa.

Kỹ thuật vật lý trị liệu là phương pháp tạo ra các tác nhân vật lý tác động vào vùng tổn thương nhằm cải thiện khả năng vận động, giải phóng chèn ép thần kinh, tăng cường lưu thông máu và trao đổi dinh dưỡng, từ đó giúp giảm đau, đẩy nhanh khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể.

Kéo giãn cột sống

Là phương pháp rất tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm, làm giảm áp lực trong khoang gian đốt sống, tạo điều kiện để khối thoát vị dịch chuyển về tư thế hình dạng ban đầu. Ngoài ra, kéo giãn đốt sống tạo áp lực âm trong khoang gian đốt sống làm cho tăng thẩm thấu, nuôi dưỡng lại cho đĩa đệm vì đĩa đệm chỉ được nuôi dưỡng bằng thẩm thấu. Một lợi ích khác của kéo giãn cột sống là làm thư giãn cơ, làm mềm cơ cạnh cột sống.

Chỉ định điều trị dùng biện pháp này khi khối thoát vị dưới 9 mm và không có mảnh vỡ đĩa đệm, không có tổn thương khác trên vùng cột sống thắt lưng có chống chỉ định kéo giãn cột sống như: Loãng xương nặng, lao xương, ung thư di căn tới xương, có các nẹp vít, đĩa đệm nhân tạo…

Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa chủ động

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết đây là biện pháp thực hiện kéo giãn bằng tay nắn chỉnh cột sống thắt lưng. Các động tác đẩy tách đốt sống kết hợp với làm mềm cơ cạnh sống và tập cột sống sẽ làm cho cơ cạnh sống không bị co kéo mất cân xứng, vị trí các đốt sống đều đặn tạo điều kiện cho đĩa đệm có cơ hội hồi phục. Điều trị bằng tay cho đau dây thần kinh toạ đôi khi được gọi bằng các tên khác như tác động cột sống, kích thích cột sống, di động cột sống…

Có thể dùng các phương pháp hỗ trợ như siêu âm, sóng ngắn, điện xung, laser, từ trường, châm cứu… có tác động hỗ trợ điều trị nguyên nhân thoát vị đĩa đệm do làm mềm cơ cạnh sống, giúp cho cơ hết co cứng, cơ cân xứng hai bên cột sống, giúp cho giảm áp lực lên đĩa đệm, tạo điều kiện cho phục hồi đĩa đệm. Cơ cạnh sống cân bằng về lực và mềm dẻo, không bị co cứng là điều kiện quan trọng để giảm đau và phục hồi tình trạng thoát vị đĩa đệm. Trong một số trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ, chỉ cần điều trị bằng các phương pháp giảm đau và mềm cơ cạnh sống, tình trạng thoát vị đĩa đệm sẽ hồi phục. Trong các trường hợp các cơ cạnh sống không co cứng mà mềm nhẽo và đau kéo dài, thì cần tập mạnh cơ cạnh sống.

Vật lý trị liệu là phương pháp tạo ra các tác nhân vật lý tác động vào vùng tổn thương nhằm cải thiện khả năng vận động, giải phóng chèn ép thần kinh, tăng cường lưu thông máu giúp giảm đau, đẩy nhanh khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể.

Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa bị động

Đây là các biện pháp điều trị được thực hiện dựa vào sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị chuyên dụng, như:

Kéo giãn cột sống trên máy DTS: Máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS là một thiết bị y khoa chuyên dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý có liên quan đến tình trạng thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo giãn phù hợp để mang lại hiệu quả cao, đẩy nhanh tiến độ phục hồi.

Điện trị liệu: Sử dụng dòng điện với công suất phù hợp tác động lên các tế bào, thần kinh, cơ, gân… dưới da để kích thích phục hồi, giảm đau hiệu quả, bao gồm điện xung, sóng xung kích, siêu âm…

Nhiệt trị liệu: Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết sẽ dựa vào sức nóng của nhiệt để giúp giảm đau, chống cứng cơ, tăng tuần hoàn máu và chuyển hóa dinh dưỡng, bao gồm: Dùng đèn hồng ngoại, sóng ngắn, chườm nóng. Tuy nhiên, với các trường hợp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa cấp tính không nên áp dụng những biện pháp này.

Có thể bạn quan tâm

Người bị giãn dây chằng lưng cần làm gì?

Tình trạng này có thể gây ra đau đớn, sưng tấy, và hạn chế khả …