Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng tránh đau dây thần kinh tọa

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng tránh đau dây thần kinh tọa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp có thể để lại các tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Vậy bạn đã biết dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh như thế nào?

Bệnh đau thân kinh tọa gây ra cơn đau trầm trọng
Bệnh đau thân kinh tọa gây ra cơn đau trầm trọng

Dây thần kinh tọa (hay thần kinh ngồi) là dây thần kinh to nhất của cơ thể, do các rễ thần kinh của vùng thắt lưng hợp lại mà thành. Nó chạy dọc theo mặt sau mông, đùi xuống chân.Người bị đau thần kinh tọa đôi khi ho hoặc cười lớn cũng đau.

Yếu tố gây bệnh và dấu hiệu nhận biết

Có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh đau thần kinh tọa như :

  • Tuổi tác. Một số bệnh lý có thể xuất hiện khi bạn già đi, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai cột sống là những nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa;
  • Nghề nghiệp. Một số công việc đòi hỏi bạn phải xoay trở nhiều cũng có thể làm tăng khả năng gây ra bệnh đau thần kinh tọa, nhưng vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu chứng minh rõ ràng;
  • Ngồi một thời gian dài;
  • Béo phì;
  • Bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, một số triệu chứng thần kinh tọa báo động bạn cần phải đến gặp bác sỹ để điều trị hoặc phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật can thiệp, trên thục tế những trường hợp này khá hiếm. Đó thường là các triệu chứng liên quan đến thần kinh (ví dụ, yếu chân) và/hoặc hội chứng chùm đuôi ngựa (rối loạn chứng năng ruột hoặc bàng quang). Khối u cột sống hoặc nhiễm trùng cũng có thể gây đau thần kinh tọa.

Hình ảnh mô phỏng đau thần kinh tọa
Hình ảnh mô phỏng đau thần kinh tọa

Cần đi khám bác sĩ trong tình trạng nào ?

Bác sĩ Y học cổ truyền cho biết, đau thần kinh ở mức nhẹ sẽ biến mất trong vòng một vài tuần. Tuy nhiên, nếu các biện pháp tự chăm sóc tại nhà không thể làm giảm bớt các triệu chứng hoặc khiến cơn đau ngày càng tồi và kéo dài hơn, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sỹ để có phương pháp điều trị kịp thời.

Bạn nên đến khám bác sĩ khi gặp các triệu chứng dưới đây:

  • Đột ngột đau nặng ở vùng thắt lưng hoặc chân;
  • Tê hoặc yếu cơ ở chân;
  • Đau sau một chấn thương mạnh, ví dụ như tai nạn giao thông;
  • Đi tiểu mất kiểm soát.

Điều trị đau thần kinh tọa chủ yếu tập trung vào việc giải quyết các nguyên nhân gây ra các triệu chứng chứ không phải chỉ làm giảm bớt triệu chứng đau. Đa phần các trường hợp đau thần kinh tọa chỉ cần tự điều trị hoặc sử dụng những biện pháp không cần phẫu thuật, nhưng phẫu thuật nên được xem xét trong trường hợp đau nặng hoặc khó chữa và rối loạn chức năng.

Phương pháp phòng ngừa đau thần kinh tọa

Một số nguyên nhân gây đau thần kinh tọa là không thể ngăn chặn được như tai nạn, thoái hóa đĩa đệm và áp lực lên cột sống khi mang thai. Bạn không thể ngăn chặn tất cả các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, tuy nhiên, bạn có thể hạn chế bệnh bằng cách:

  • Nâng đồ vật đúng cách. Khi nâng đồ vật, dù nó nặng hay nhẹ, bạn vẫn cần phải nâng theo các kỹ thuật sau: luôn giữ lưng thẳng và ngồi xuống ngang tầm với đồ vật, giữ đồ vật và đứng lên bằng sức mạnh ở cơ chân và hông, giữ đồ vật sát ngực nhất có thể;
  • Tránh hoặc ngừng hút thuốc lá, vì thuốc lá thúc đẩy quá trình thoái hóa;
  • Tránh ngồi trong thời gian dài;
  • Duy trì những tư thế tốt khi ngồi, đứng và ngủ. Tư thế tốt giúp giảm áp lực lên lưng;
  • Có thói quen tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ bắp của lưng và bụng, chúng giúp hỗ trợ cột sống của bạn.
ập thể dục thường xuyên để có cột sống khỏe mạnh
Tập thể dục thường xuyên để có cột sống khỏe mạnh

Tóm lại, đau hông thường sẽ tự hết nếu bạn nghỉ ngơi. Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa sẽ cải thiện triệu chứng mà không cần phẫu thuật, và khoảng một nửa số bệnh nhân sẽ phục hồi trong vòng sáu tuần. Vì vậy, hãy luôn suy nghĩ tích cực vì điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành bệnh của bạn. Tuy nhiên, nếu cơn đau của bạn không thuyên giảm và có dấu hiệu trầm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ cơ xương khớp hoặc chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống để được điều trị kịp thời.

Nguồn: kythuatvatlytrilieu.com

Có thể bạn quan tâm

Các bài tập vật lý trị liệu cho người liệt nửa người

Liệt nửa người là biến chứng phổ biến sau tai biến mạch máu não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân tham gia vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.