Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Điều trị bằng kỹ thuật vật lý trị liệu cho người bị gãy xương

Điều trị bằng kỹ thuật vật lý trị liệu cho người bị gãy xương

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Những người bị gãy xương thường phải trải qua một quá trình điều trị kỹ thuật vật lý trị liệu, phục hồi chức năng mới có thể nhanh chóng vận động lại như ban đầu.

Vai trò khi điều trị bằng kỹ thuật vật lý trị liệu cho người bị gãy xương

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị gãy xương, như vận động sai tư thế, tai nạn ngoài mong muốn… Sau khi gãy xương sẽ bị rất nhiều biến chứng nếu như không có quá trình tác động vào cơ thể. Cần phải duy trì điều các kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người bị gãy chân, nếu không muốn xảy ra các hiện tượng cứng khớp, teo cơ…

Khi người bệnh áp dụng kỹ thuật vật lý trị liệu vào quá trình điều trị sẽ giúp cho xương mau liền, giảm bớt được độ sưng nề, chống rối loạn tuần hoàn, ngừng hội chứng đau. Ngoài ra còn giúp cơ thể  duy trì vận động khớp, ngăn ngừa teo cơ, có thể phục hồi được các chức năng như ban đầu sau khi điều trị.

Những phương pháp áp dụng kỹ thuật vật lý trị liệu

Cũng theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, để áp dụng kỹ thuật vật lý trị liệu cho người bị gãy xương có thể sử dụng phương pháp sau:

Sử dụng nhiệt: Việc tác động bằng nhiệt lên chỗ gãy sẽ làm bạn giảm đau, bớt đi sự khó chịu. Hãy sử dụng các túi chườm nóng lên các chỗ đau. Tuy nhiên không được sử dụng các loại nhiệt sóng ngắn cho những chi bị nẹp vít, đinh, thép kim loại nóng, điều này sẽ gây ra làm hỏng tổ chức gây ra viêm rò cho người bệnh.

Tập đi lại: Hãy tập đi khi xương bạn chưa liền lại, có thể sử dụng nạng gỗ, hoặc đổi sang gậy chống lúc xương đã vững hơn. Tới giai đoạn khi tì vào không đau có thẻ hoạt động tập đi bình thường.

Các chức năng sinh hoạt phải được khôi phục: Các thao tác lên xuống, cầu thang cũng như ngồi xổm sẽ giúp bạn bớt tổn thương xương. Trong trường hợp xương tay có thể tập sử dụng bằng cách cầm bút, đũa, thía… để tránh tay bị cong, khó cử động. Ngoài ra nên kết hợp gia tăng sức lực của cơ, tập co cơ thay đổi cử động, giúp cơ căng, lấy lại được sức lực.

Các hoạt động vật lý trị liệu: Bao gồm các động tác như thả, cầm, nắm, mở các nắp chai lọ, lật sách, vắt miếng xốp, cởi quần áo… Những hoạt động này sẽ giúp những bệnh nhân gãy xương phục hồi chức năng một cách tốt nhất.

Ngoài việc áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu, người bệnh cũng cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý nhất, đảm bảo được dinh dưỡng mới có thể hồi phục sức khỏe một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh cột sống cong vẹo thường gặp ở độ tuổi nào?

Bệnh cột sống cong vẹo là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến …