Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Hướng dẫn đi bộ luyện tập đúng cách Vật lý trị liệu

Hướng dẫn đi bộ luyện tập đúng cách Vật lý trị liệu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Đi bộ được coi là một trong những phương pháp thể dục thể thao tốt nhất cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đi bộ luyện tập đúng cách Vật lý trị liệu để đạt được hiệu quả cao nhất.

Lợi ích của đi bộ

Về cơ bản, mọi hình thức vận động đều làm tăng sự lưu thông khí huyết. Đi bộ nói chung là một phương pháp tập luyện thích hợp với nhiều người. Duy trì thói quen đi bộ đều đặn sẽ đem lại những lợi ích như: chống loãng xương, tăng độ dẻo dai, rắn chắc của gân cốt, cơ bắp, kích thích tiêu hóa, chống mỡ máu cao, điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim, giảm stress, tăng đề kháng, giảm cảm cúm, nhiễm trùng…

vat-ly-tri-lieu

Đi bộ được coi là một trong những phương pháp thể dục thể thao tốt nhất cho sức khỏe

Thời gian và không gian đi bộ thích hợp

Các nhà nghiên cứu chỉ ra thời gian đi bộ hợp lý là từ khoảnh 6h – 10h sáng và 16 – 18h chiều, không nên đi vào sáng sớm hoặc tối muộn. Thời gian, khoảng cách cũng không cần nhiều. Trung bình, người bình thường đi bộ tổi đa 60 phút, 5km/ngày. Theo đúng Kỹ thuật vật lý trị liệu thì không nên đi bộ trước và sau bữa ăn chính. Tốt nhất tránh bữa ăn khoảng 1-2 giờ. Về cơ bản, môi trường đi bộ cần trong lành, không nắng gắt.

Tốc độ đi như thế nào?

Đối với người bình thường đi ở mức độ vừa phải. Phụ nữ mang thai hoặc người béo phì đi tốc độ chậm. Tốc độ 80-100 bước/phút dành cho người khỏe mạnh.

Vung tay vừa phải

Nhiều người cho rằng vung tay thoải mái giúp họ đi bộ được nhanh hơn và nhiều hơn nhưng như thế là phản khoa học. Nếu bạn vung tay quá mạnh cả về phía trước và phía sau, chân sải dài làm bạn tiêu hao năng lượng nhanh chóng dẫn đến bị mệt mỏi làm bạn phải dừng cuộc đi bộ lại trước dự kiến. Không những thế, việc vung tay chân mạnh này còn làm bạn bị đau khớp vai, khớp chân khiến bạn phải nghỉ tập. Điều này thật không tốt chút nào.

dao-tao-ky-thuat-vien-vat-ly-tri-lieu

Tuyển sinh Trung cấp Vật lý trị liệu năm 2016

Duy trì thói quen đi bộ

Đi bộ đều đặn hàng ngày là một thói quen rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu có việc bận vào một ngày nào đó thì bạn hãy vui vẻ nghỉ ngơi. Thỉnh thoảng nghỉ ngơi cũng giúp bạn thư giãn để sẵn sàng cho những ngày tập luyện mới.

Và cuối cùng kiên trì luyện tập là cách tốt nhất để có một sức khỏe lâu bền và thân hình lý tưởng – giúp bạn luôn yêu đời và tự tin trong cuộc sống!

Những ai không nên đi bộ

Tuy nhiên, một số trường hợp có một should đi bộ. Đó là người dùng đang ở trong một dấu hiệu tiểu bang hay: chóng mặt, khó thở, rối loạn tuần hoàn não nặng, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, viêm xương khớp, khớp lỏng lẻo, viêm gót chân, bàn chân, tác động kháng viêm, tĩnh mạch, tĩnh mạch chân suy tĩnh mạch, phù 2 thấp hơn tứ chi, đau cơ, teo cơ, mệt mỏi, kinh nguyệt, đóng sầm Thái, hen suyễn …

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trị liệu cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở những …