Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Khi nào cần cho trẻ tập Vật Lý Trị Liệu hô hấp?

Khi nào cần cho trẻ tập Vật Lý Trị Liệu hô hấp?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Có các triệu chứng tương tự như một cơn cảm lạnh nhưng bệnh đường hô hấp cấp có thể “phát triển” thành những triệu chứng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng tai, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…

Kỹ thuật vật lý trị liệu là nghề vừa có tiền vừa có hạnh phúc

Tầm ảnh hưởng của ngành Kỹ thuật Vật lý trị liệu trong điều trị bệnh

Vật lý trị liệu đau cổ vai gáy

Khi nào cần cho trẻ tập Vật Lý Trị Liệu hô hấp?

Hệ hô hấp được tính từ mũi xuống đến phổi. Bệnh viêm đường hô hấp trên là một tổ hợp bệnh bao gồm mũi, họng, xoang và cả thanh quản, thường gặp phổ biến nhất ở trẻ em. Chữa bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em là nỗi đau đầu của không biết bao nhiêu ông bố bà mẹ.

Một số bệnh viêm đường hô hấp thường gặp 

Viêm họng cấp tính:

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền tìm hiểu, triệu chứng thường gặp của bệnh viêm họng cấp tính là cảm giác đau, rát họng khi nuốt, ho, sốt, sổ mũi, khan tiếng. Tuy có các dấu hiệu gần giống với các triệu chứng ho cảm thông thường, nhưng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì viêm họng cấp tính rất dễ biến chứng thành viêm phổi, viêm khớp, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm tại tim.

Viêm VA:

VA là một khối lympho ở vùng mũi họng. Do đó, nếu khối này bị viêm, sưng thành khối lớn thì có thể gây cản trở quá trình hô hấp của trẻ. Những dấu hiệu thông thường như sốt trên 38 độ, chảy mũi, ngạt mũi, ho… có một số trường hợp biến chứng viêm phế quản, triệu chứng ho của bé sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Viêm amidan cũng là một bệnh hô hấp nguy hiểm

Viêm amidan:

Ngoài những triệu chứng thông thường như sốt, đau họng, mất tiếng, những bé bị amidan sẽ cảm thấy khô đắng miệng. Đặc biệt, mẹ có thể nhận thấy lưỡi bé trắng hơn, vùng niêm mạc họng và góc hàm sẽ có nổi hạch. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.

Viêm khí phế quản:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những trường hợp viêm khí phế quản ở trẻ là thời tiết thay đổi thất thường. Ngoài ra, các trường hợp viêm họng hoặc viêm mũi kéo dài mà không được điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến viêm khí phế quản.

Nếu kéo dài liên tục, trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và có thể biến chứng sang viêm phổi với các triệu chứng như sốt cao li bì, ho khạc đàm xanh, vàng…

Khi nào cần cho trẻ tập Vật Lý Trị Liệu hô hấp?

Theo Bác sĩ Dương Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết Vật Lý Trị Liệu là một phương pháp điều trị hỗ trợ rất hiệu quả trong nhiều bệnh hô hấp. Nhưng không phải khi nào trẻ mắc bệnh hô hấp cũng cần phải tập vật lý trị liệu hô hấp cả, ngay cả trong nhiều trường hợp trẻ thật sự có đàm. Vì có thể không hiệu quả và có khi lại làm nặng hơn tình trạng khó thở của trẻ. Khi trong đường thở của trẻ có biến chứng hoặc được dự đoán là sẽ có biến chứng do ứ đọng đàm nhớt, thì nên tiến hành tập Vật Lý Trị Liệu cho trẻ.

Không phải lúc nào cũng tiến hành Vật Lý Trị Liệu cho trẻ

Một số trường hợp phổ biến là:

– Ứ đọng đàm nhớt làm tắc nghẽn đường hô hấp, đặc biệt ở trẻ nhỏ (do trẻ không biết khạc đàm, ho không hiệu quả), trẻ phải nằm bất động lâu ngày

– Trẻ mắc các bệnh mãn tính như (bại não, bệnh thần kinh – cơ, một số bệnh hô hấp mãn tính,…) gây ứ đọng đàm nhớt

– Do ứ đọng đàm nhớt dẫn đến xẹp phổi

– Đặc biệt là sau khi phẫu thuật lồng ngực.

Trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp đơn thuần, kể cả viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tiểu phế quản không có biến chứng do ứ đọng đàm nhớt, cũng không nhất thiết phải cho trẻ tập Vật Lý Trị Liệu nếu không có chỉ định của bác sĩ.

 Vì vậy, khi trẻ mắc bệnh hô hấp, cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ đầy đủ, để xác định chính xác nguyên nhân để có được một hướng điều trị cụ thể, hiệu quả, phù hợp và có cần phải tiến hành tập vật lý trị liệu hô hấp hay không?

Nguồn: kythuatvatlytrilieu.com

Có thể bạn quan tâm

Các bài tập vật lý trị liệu cho người liệt nửa người

Liệt nửa người là biến chứng phổ biến sau tai biến mạch máu não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân tham gia vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.