Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Một số bài tập vật lý trị liệu trị chứng đau đốt sống cổ

Một số bài tập vật lý trị liệu trị chứng đau đốt sống cổ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Đau đốt sống cổ gây ra cảm giác khó chịu và đau nhức ở vùng đốt sống, để điều trị tình trạng này người bệnh có thể áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu đem lại hiệu quả cao

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết đau cổ hay còn gọi là đau đốt sống cổ, là cảm giác khó chịu và đau nhức ở vùng đốt sống. Đau cổ có thể do một số lý do, phổ biến nhất là tư thế không đúng, ngoài ra có thể có một số lý do y tế đằng sau đau cổ hoặc cũng có thể do một số rối loạn cấu trúc ở cổ, đốt sống cổ và đĩa đệm (thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, hội chứng đau cổ vai gáy), cơ, thực quản, thanh quản, khí quản, mạch máu, cơ quan bạch huyết, dây thần kinh, tuyến giáp và tuyến cận giáp…. Đau cổ nhẹ có thể được điều trị với sự trợ giúp của một số biện pháp chữa đau cổ tại nhà như mát-xa, nghỉ ngơi và chườm đá, trong khi các dạng đau cổ nặng cần được chăm sóc y tế….

Động tác cuộn đầu và cuộn vai

Những động tác kéo giãn này là một bước khởi động tốt để bắt đầu trước khi thực hiện các bài tập khác. Đối với động tác cuộn vai, hãy giữ cho cánh tay của mình thật thoải mái ở hai bên cùng với tư thế thẳng đầu, chỉ cần nâng và cuộn vai của mình một cách nhẹ nhàng. Thư giãn vài giây trước khi tiến hành động tác cuộn tiếp theo. Thực hiện mười lần về phía trước và mười lần về phía sau.

Đối với động tác cuộn đầu trước tiên cần kéo căng cổ. Đảm bảo rằng bả vai của mình được thư giãn và đầu không nghiêng về phía trước mà nằm thẳng qua cổ. Bắt đầu bằng cách cúi xuống từ từ sao cho cằm di chuyển dần về phía ngực và giữ trong vài nhịp thở (trong trường hợp không thể để cằm chạm cổ hoặc nếu động tác này làm tăng cơn đau, hãy dừng lại và liên hệ với các bác sĩ vật lý trị liệu). Tiếp theo, nâng đầu và hạ thấp tai trái về phía vai trái và giữ. Lặp lại động tác này ở bên phải, sau đó thực hiện động tác tương tự với đầu ngửa ra sau.

Sau khi duỗi cổ, người bệnh có thể cuộn đầu từ từ theo từng phần, từ chếch về phía trước hoặc nghiêng về phía sau mỗi bên, mỗi bên năm lần. Tránh cuộn cả đầu, điều này thực sự có thể làm tăng áp lực lên phần cổ và khiến cảm giác đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Động tác căng cơ bả vai, cổ

Đây là một bài tập đơn giản và thậm chí có thể được thực hiện tại bàn làm việc của chúng ta. Để có tư thế ngồi duỗi thẳng, hãy ngồi thẳng lưng trên ghế với hai bàn chân đặt trên mặt đất. Mở rộng cánh tay phải của mình dọc theo bên phải và đặt tay trái lên đỉnh đầu. Nghiêng đầu sang trái, dùng tay ấn nhẹ để tăng cường độ căng. Giữ trong 30 giây, sau đó lặp lại cho bên phải. Người bệnh sẽ cảm thấy các cơ phần xương bả vai ở hai bên cổ căng và thoải mái.

Bài tập chống đẩy quay mặt vào tường

Bài tập này có thể giúp tăng cường sức mạnh cho vai và hỗ trợ cơ cổ của người bệnh, mà không gây ra những áp lực như chống đẩy thông thường. Đứng quay mặt vào tường, cách khoảng từ hai đến ba mét ở phía trước và hai bàn chân rộng bằng vai. Chống tay vào tường, ngay dưới vai. Bắt đầu với cánh tay thẳng và từ từ uốn cong khuỷu tay của mình để đưa cơ thể đến gần tường hơn. Lặp lại động tác này 10 lần cho một hoặc hai lượt.

Các bài tập aerobic dưới nước

Mặc dù các môn thể thao có tác động mạnh có thể gây khó khăn cho cổ, nhưng các môn thể thao có tác động nhẹ như bơi lội, đi bộ hoặc đi xe đạp có thể giúp người bệnh tránh được những căng thẳng. Đối với những người bị đau cổ, nhiều chuyên gia vật lý trị liệu khuyên họ nên đến hồ bơi để thực hiện các bài tập aerobic để tăng lưu lượng máu đến cổ. Trong khi ở dưới nước, họ có thể thử kéo giãn cổ một cách linh hoạt như bài tập “đồng hồ”. Lặp lại các bước sau cho cả hai bên:

Đứng ở tư thế cúi người, hai tay ngang vai. Trong khi bàn chân và tay phải đưa về phía trước ở vị trí 12 giờ, quét tay trái về vị trí 6 giờ, theo sau là đầu và thân. Lặp lại năm lần. Giữ tay trái quét đến vị trí 6 giờ, trong khi đầu chỉ di chuyển đến vị trí 9 giờ, trong năm lần lặp lại.

Bài tập cơ kéo bả vai

Bài tập này tăng cường sức khỏe cho các cơ kéo hai bả vai lại với nhau. Người tập sẽ nằm úp mặt trên giường hoặc bề mặt tương tự, có góc nghiêng để khuôn mặt của họ nằm trong một góc và họ có thể dang tay ra khỏi mỗi bên. Hướng lên trên, uốn cong khuỷu tay và ép chặt hai bả vai vào nhau mà không di chuyển đầu. Hãy thử khoảng 20 lần lặp lại cho một hoặc hai hiệp. Người tập cũng có thể thêm một vài quả tạ nhẹ vào bài tập này nếu thấy quá dễ.

Theo bác sĩ ỉang viên Cao đẳng Y Dược TPHCM các bài tập vật lý trị liệu đã được chứng minh tính hiệu quả trong việc điều trị cho những bệnh nhân mắc đau cổ mạn tính. Trong khi thêm các bài tập này vào thói quen của mình, người bệnh nên cẩn thận để tránh các bài tập có thể cản trở sự tiến bộ của họ. Không ngồi lên hoặc gập người vì những động tác này có thể làm căng đốt sống cổ. Trong các bài tập cử tạ, cả hai động tác đẩy tạ và động tác kéo xuống đều gây áp lực lên các đốt sống và nên tránh. Nếu những bài tập vật lý trị liệu tại nhà không làm giảm cơn đau hoặc gây ra những tổn thương cho khu vực khác, hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng: Điểm giống và khác nhau

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một liệu trình không xâm lấn …