Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Cải thiện tình trạng đau xương khớp khi trời lạnh

Cải thiện tình trạng đau xương khớp khi trời lạnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thời tiết trở lạnh gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và là nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là bệnh xương khớp. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn một số phương pháp giảm đau xương khớp khi trời lạnh hiệu quả

Vì sao đau nhức xương khớp thường nghiêm trọng hơn khi trời lạnh?

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết đau nhức xương khớp là căn bệnh thường gặp ở những người có độ tuổi từ 50 trở đi. Khi mắc bệnh, các khớp chân tay, lưng trở lên đau mỏi khiến việc sinh hoạt trở lên rất khó khăn, đặc biệt vào thời điểm mùa lạnh người bệnh sẽ bị đau hơn bao giờ hết. Nguyên nhân được xác định là khi thời tiết trở lạnh các cơ dễ bị co rút, dịch khớp có cấu trúc đặc hơn khiến người bệnh đau mỏi và khó cử động.  Lúc này, các vị trí đầu mút dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm. Do đó người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau rõ ràng hơn mặc dù thực tế,  cơn đau vẫn ở tần suất tương ứng. Bên cạnh đó mùa lạnh, con người có xu hướng giảm dần vận động, điều này vô tình khiến các khớp không được kích thích, máu huyết kém lưu thông. Từ đó khiến các tổn thương ở khớp xương tiến triển nặng thêm.

Tình trạng đau nhức khớp vào mùa lạnh thường xuất hiện tại các vị trí vai gáy, khớp gối, cột sống lưng. Mặc dù không nguy hiểm, nhưng cơn đau sẽ kéo đến âm ỉ trong suốt mùa lạnh.  Người bệnh không chỉ bị ảnh hưởng trong sinh hoạt hàng ngày, mà đau nhức còn gây ra sự mệt mỏi và tâm lý nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Cách làm giảm đau nhức xương khớp khi trời lạnh vào mùa lạnh

Ngoài việc dùng thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ Cao đẳng Dược, người mắc bệnh cơ xương khớp cũng có thể áp dụng một vài cách sau đây để giảm thiểu những cơn đau một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Chườm nóng: Tắm nước nóng hoặc chườm nóng là cách mà được khá nhiều người lựa chọn bởi sự đơn giản mà tính hiệu quả cao. Theo đó người bệnh có thể chườm nóng bằng túi chườm, chườm nóng bằng thảo dược hoặc muối rang đều mang đến cải thiện tích cực. Sau khi chườm, nên dùng hai bàn tay massage nhẹ nhàng vào vùng bị đau nhức. Kết hợp massage và làm nóng sẽ giúp mạch máu giãn nở, từ đó tăng cường lưu thông khí huyết đến khớp xương. Phương pháp này giúp bệnh nhân bị viêm khớp gối, co khớp, cứng khớp, thoái hóa khớp giảm đau vào mùa lạnh.

Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh: Người bị đau khớp hay mắc bệnh thoái hóa khớp cần hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh càng ít càng tốt. Người bệnh nên trang bị quần áo ấm khi đi ra ngoài. Nếu trời quá lạnh bạn nên hạn chế ra đường, mặc áo dài tay, áo khoác và áo len giúp giữ ấm. Trong phòng ngủ có thể dùng thêm lò sưởi, cần đóng kín cửa tránh để gió lùa vào. Nên tắm vào ban ngày, tránh thời điểm ban đêm.

Tập luyện thể thao hợp lý: Việc người bệnh duy trì được thói quen tập luyện thể dục, thể thao vào màu đông là rất tốt. Điều này sẽ giúp giảm thiểu được những cơn đau hiệu quả và khiến cơ thể gia tăng sức đề kháng trong mùa lạnh. Nhưng một khuyến cáo khác cũng cho rằng, người bệnh nên hạn chế tập luyện cường độ mạnh. Thay vào đó các bài tập vật lý trị liệu hoặc vận động nhẹ như đi bộ, yoga giúp kéo giãn xương khớp ngay tại chỗ mang đến hiệu quả tốt hơn. Tập thể thao điều độ hỗ trợ khớp xương hoạt động linh hoạt. Cung cấp máu đến toàn bộ hệ thống xương khớp và tăng cường dịch bôi trơn khớp xương hỗ trợ giảm đau tự nhiên.

Ngoài ra, theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Ngoài việc tập luyện thì thói quen ăn uống đủ chất cũng cần được người bệnh lưu ý. Đối với người bệnh xương khớp nên ăn các món ăn nóng, hạn chế thực phẩm có tính hàn sẽ khiến cơn đau tái phát dữ dội hơn. Tăng cường bổ sung các chất chứa Acid béo omega – 3, các nguồn vitamin. Hạn chế chất béo, tinh bột, mỡ, các loại thịt đỏ,… bởi chúng sẽ khiến cơn đau nhức nghiêm trọng hơn.

Bài viết chỉ có giá trị tham khảo!

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật phục hồi chức năng cho bệnh nhân bại não

Bại não có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, phối hợp cơ bắp, …