Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Tập Vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau mổ rách sụn chêm khớp gối

Tập Vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau mổ rách sụn chêm khớp gối

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Để bệnh nhân rách sụn chêm khớp gối nhanh chóng phục hồi có một phương pháp tập luyện Vật lý trị liệu đem lại hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh.

Giai đoạn I: 1 tuần sau phẫu thuật

Mục tiêu của bài tập này là: kiểm soát đau và phù nề; bắt đầu tập vận động khớp gối; tập co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi.

Giai đoạn này có thể dùng thuốc giảm đau, chống phù nề; kháng sinh. Chườm lạnh khớp gối sau mổ. Mỗi lần 20 phút cách nhau 2 giờ.

Bệnh nhân được mang nẹp đùi cẳng chân với khớp gối duỗi hoàn toàn tránh làm ảnh hưởng tới sụn chêm được phẫu thuật. Nẹp được mang cả ngày và đêm.

Có thể vận động gập duỗi gối ngay từ ngày thứ 2 sau mổ. Không được gập gối quá 90º (tháo nẹp khi tập). Gối được phép gấp khi bệnh nhân ngồi và khi bệnh nhân không đi lại.

vat ly tri lieu1

Tập gồng cơ đùi tư thế gối duỗi hoàn toàn, gồng cơ 20 lần, mỗi lần giữ 5 giây, tập khoảng 3 liệu trình 1 ngày.

Tập duỗi thẳng khớp gối ở tư thế nằm hoặc ngồi cố gắng giữ ở tư thế đó trong 5 phút. Tập 3 lần/ ngày.

Đeo nẹp: Tập vận động khớp háng và khớp cổ chân

Bệnh nhân được sử dụng nạng khi đi bộ (mang nẹp duỗi gối hoàn toàn) chịu trọng lượng dần lên chân phẫu thuật, bệnh nhân có thể chịu trọng lượng hoàn toàn khi bệnh nhân không thấy đau khớp gối.

Giai đoạn II: 2-6 tuần sau phẫu thuật

Các bài tập Kỹ thuật vật lý trị liệu này nhằm bảo vệ khớp gối tránh vận động quá mức và làm lành vết thương; lấy lại tầm vận động của khớp, với giới hạn gập gối đến 90º; bắt đầu tập mạnh sức cơ.

Các bài tập:

– Tập gồng cơ tứ đầu đùi, tập 20 lần, mỗi lần giữ 5 giây, ngày tập 3 liệu trình như vậy.

– Tập duỗi thẳng khớp gối, giữ mỗi lần 5 phút, 3 lần/ngày.

– Tập gập duỗi khớp gối khi tháo nẹp gấp không quá 90º, tập 20 động tác, 3 lần/ngày.

– Nằm với chân duỗi thẳng: co cơ tĩnh toàn bộ chân phẫu thuật.

– Nâng chân lên khỏi mặt giường.

– Có thể đặt một gối dưới khớp gối, gồng cơ nâng chân thẳng, giữ 5 giây sau đó gập gối xuống.

– Vận động khớp cổ chân.

– Dạng khép khớp háng với gối duỗi thẳng.

– Đứng: Chịu trọng lượng lên chân phẫu thuật.

– Nhún chân, chịu trọng lượng lên mũi chân, giữ 1 giây, làm khoảng 20 lần.

– Tập xuống tấn với gối gấp 45º, giữ 5 giây sau đó từ từ đứng lên, làm như vậy khoảng 20 lần.

– Khi đi lại: Đi bộ đeo nẹp với gối duỗi thẳng, sử dụng nạng khi đi bộ, chịu trọng lượng vào chân phẫu thuật. Nếu thấy đau khớp gối, giảm trọng lượng tỳ vào chân phẫu thuật. Có thể gấp gối khi ngồi. Sau 4 tuần có thể bỏ nẹp duỗi gối khi đi lại.

vat ly tri lieu

Tuyển sinh Trung cấp vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng

Giai đoạn III: 6-12 tuần sau phẫu thuật

Mục tiêu hướng tới là: chịu trong lượng vào chân phẫu thuật; lấy lại hết tầm vận động của khớp gối; tập mạnh sức cơ.

Các bài tập trong giai đoạn này gồm:

– Bài tập gập duỗi khớp gối chủ động lấy lại tầm vận động bình thường của khớp gối.

– Bắt đầu bỏ nạng tập đi bộ chậm.

– Tiếp tục tập các bài tập ở giai đoạn trên.

– Tập đứng chịu lực hoàn toàn trên chân phẫu thuật.

– Tập xuống tấn: Gập gối đến 90º giữ 5 giây sau đó từ từ đứng lên.

– Tập đứng lên từ từ từ tư thế ngồi trên ghế.

– Tập vận động gập duỗi gối có sức cản (trên máy tập hoặc dụng cụ trợ giúp tránh không được xoắn vặn khớp gối).

– Tập lên xuống cầu thang.

– Tập đạp xe đạp từ 10-20 phút.

– Giai đoạn này chưa chạy và chơi thể thao.

Giai đoạn IV: Sau 4 tháng phẫu thuật

Bệnh nhân bắt đầu tập chạy.

Sau 6 tháng bệnh nhân trở lại các hoạt động thể thao.

Điều trị thuốc bổ sung khi khớp gối bị sưng nề:

Ngừng tập vận động khớp gối, chườm lạnh, thuốc chống viêm, giảm phù nề. Khi khớp gối đỡ nề, tiếp tục tập vận động bình thường.

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích bài tập Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng sau gãy xương cánh tay

Gãy xương cánh tay là một trong những chấn thương phổ biến, có thể xảy …