Trật cài diện khớp là một chấn thương cột sống gây tổn thương nghiêm trọng hay thậm chí có thể gây tử vong. Kỹ thuật vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả Trật cài diện khớp.
Bệnh nhân mắc phải chấn thương Trật cài diện khớp chủ yếu được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật đường trước, lấy bỏ đĩa đệm, nắn trật mở khớp và lấy mảnh xương tự thân để hàn xương cố định cột sống…
Vật lý trị liệu chữa Trật cài diện khớp
Trật cài diện khớp hai bên chủ yếu là tổn thương tủy sống
ThS Đỗ Mạnh Hùng, Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, TCDK là một chấn thương mất vững cột sống nghiêm trọng và thường dẫn đến tổn thương tủy sống. Nguyên nhân gây TCDK là do chấn thương quá cúi cột sống cổ dẫn đến 1 hoặc 2 diện khớp dưới của đốt sống phía trên bị trật ra sau và phủ lên diện khớp trên của đốt sống phía dưới. Hậu quả của loại chấn thương này là ống sống bị thu hẹp lại, tủy sống bị chèn ép, gây tổn thương thần kinh, có thể dẫn đến liệt tủy hoàn toàn và tử vong.
Khoảng 37 trường hợp TCDK một bên và hơn 90% trường hợp TCDK hai bên được chẩn đoán là tổn thương tủy sống khi nhập viện. Tổn thương tủy không chỉ dẫn tới dẫn đến liệt vận động – mất cảm giác hoàn toàn, liệt cơ hô hấp mà còn gây rối loạn bàng quang, mất tiểu tiện… nếu không điều trị bằng phẫu thuật cũng như tập luyện Vật lý trị liệu kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong.
Phòng tránh Trật cài diện khớp bằng cách bảo vệ tủy sống
TS Đinh Ngọc Sơn, Trưởng Khoa phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, mục tiêu chính của phẫu thuật TCDK là nắn trật, làm vững cột sống, duy trì sự thẳng hàng và giải phóng chèn ép thần kinh. Vấn đề phẫu thuật đặt ra thách thức vô cùng lớn để bảo vệ các triệu chứng lâm sàng, bảo vệ tủy sống. Hơn nữa, do sự hạn chế về số lượng đốt sống cổ, yếu tố nhạy cảm và quan trọng của tủy sống cổ cũng khiến cho phẫu thuật nắn TCDK khó khăn. Phẫu thuật có nhiều cách: Có thể phẫu thuật đường trước đơn thuần, đường sau đơn thuần, đường trước – sau, đường sau – trước hoặc đường trước – sau – trước, nhưng phẫu thuật lối trước đơn thuần với lấy bỏ đĩa đệm, nắn trật mở khớp và đặt dụng cụ hàn xương được khuyến cáo hơn cả, nhất là với những trường hợp kèm theo thoát vị đĩa đệm do chấn thương nhưng không gây tổn thương tủy sống.
Tuyển sinh Trung cấp vật lý trị liệu năm 2016
ThS Đỗ Mạnh Hùng cho hay, trước phẫu thuật bệnh nhân đều được chụp phim X-quang và CT cột sống để phát hiện TCDK, loại trừ những trường hợp TCDK do tổn thương ung thư, nhiễm trùng, viêm cột sống dính khớp… Bệnh nhân được đặt ở tư thế nằm ngửa với cổ hơi cúi để dễ dàng hơn khi nắn chỉnh, gây mê nội khí quản. Bộc lộ sột sống cổ đường trước, lấy bỏ toàn bộ đĩa tổn thương, đặt hệ thống giãn đốt sống để nắn chỉnh, tách rời hai diện khớp. Khi nắn trật thành công sẽ lấy bỏ mảnh xương chậu tự thân của bệnh nhân để hàn xương vùng đĩa đệm và cố định cột sống bằng nẹp cổ trước với vít cố định. Thời gian phẫu thuật từ 110 – 190 phút. Sau phẫu thuật bệnh nhân phải đeo nẹp cổ cứng bên ngoài 6 tuần. Bệnh nhân được theo dõi sau mổ cứ sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng để đánh giá liền xương và ghi nhận các biến chứng sau mổ (rối loạn thông khí phổi, tim mạch, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, di lệch dụng cụ cố định, mảnh xương ghép hoắc khớp giả).
Phẫu thuật cho bệnh nhân bị liệt tủy hoàn toàn vẫn là một quyết định nặng nề
Kết quả phẫu thuật trên 14 bệnh nhân cho thấy không có bệnh nhân nào gặp các biến chứng liên quan đến phẫu thuật như khó nuốt, khó nói, nhiễm trùng ổ mổ, các bệnh nhân đều liền xương tốt, không bị di lệch dụng cụ cố định. Các bệnh nhân được cải thiện thần kinh sau mổ, không có trường hợp nào bị tổn thương thần kinh nặng lên. Điều này cho thấy phương pháp mổ là an toàn. Tuy nhiên, có 2 trường hợp liệt tủy hoàn toàn trước mổ và tử vong sau mổ do suy hô hấp… cho thấy phẫu thuật cho bệnh nhân bị liệt tủy hoàn toàn vẫn là một quyết định nặng nề, dù bác sĩ cố gắng làm tất cả mọi thứ, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tử vong do mức độ trầm trọng của bệnh.