Việc hỗ trợ điều trị bằng vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau các cơn tai biến mạch máu não được mọi người quan tâm rất nhiều. Vậy quá trình thực hiện vật lý trị liệu đó như thế nào?
- Áp dụng vật lý trị liệu phòng ngừa bệnh đau khớp
- Vật lý trị liệu đau lưng bằng bấm huyệt được thực hiện như thế nào?
Vật lý trị liệu cho người bị tai biến có ý nghĩa như thế nào?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, đối với những người bệnh bị liệt, đặc biệt là liệt nửa người do tai biến thì việc chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp họ nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng hơn. Không những vậy, bệnh nhân còn có thể phòng và tránh được nhiều căn bệnh, biến chứng nguy hiểm khác như: viêm loét do nằm lâu ngày, viêm phổi, cứng xương khớp, thoái hóa khớp, trầm cảm,…
Thời điểm để bắt đầu quá trình vật lý trị liệu tốt nhất chính là trong năm đầu tiên sau khi bị tai biến. Bệnh nhân cần luyện tập từng động tác, từ đơn giản đến phức tạp, từ chậm đến nhanh, đồng thời có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp thì hiệu quả trị liệu đem lại sẽ rất tốt.
Quá trình thực hiện vật lý trị liệu cho người bị tai biến mạch máu não
Giai đoạn đầu: Vận động thụ động
Ở giai đoạn đầu của quá trình điều trị, bác sĩ cần giúp bệnh nhân thực hiện các kỹ thuật vật lý trị liệu với bài tập nhẹ nhàng, đều đặn. Đặc biệt chú trọng vào các vận động chi trên và chi dưới.
Tập lăn nghiêng sang 2 bên: Với hoạt động này, bệnh nhân thực hiện trong tư thế nằm ngửa, kỹ thuật viên hỗ trợ giúp nâng chân và tay bên liệt, đưa về phía trước rồi đưa từ từ về bên lành. Nếu tập nghiêng bên liệt thì làm ngược lại.
Tập vận động vai, tay: Bệnh nhân thực hiện trong tư thế nằm ngửa, 2 bàn tay đan vào nhau sao cho ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Sau đó, người bệnh duỗi thẳng 2 tay ra trước rồi đưa tay lên đầu, xuống chân. Thực hiện căng cơ càng xa càng tốt.
Nghiêng người dồn trọng lượng sang bên liệt: bệnh nhân nằm ngửa, người nhà hoặc kỹ thuật viên thực hiện cố định bên thân liệt đồng thời người bệnh nghiêng người sang bên thân liệt sao cho toàn cơ thể lấy bên liệt làm thân trụ. Có thể thực hiện riêng với phần chân hoặc tay.
Giai đoạn sau: Vận động chủ động
Ở giai đoạn sau, người bệnh chú trọng thực hiện các bài tập liên quan đến vận động một cách chủ động nhằm chống tình trạng co cứng cơ khớp.
Bài tập phòng ngừa co rút khớp vai: Bệnh nhân thực hiện tương tự với bài tập khớp vai thụ động.
Bài tập phòng ngừa có rút khuỷu tay, cổ tay và ngón tay:
Bài tập 1: Người bệnh đứng cạnh bàn, các ngón tay đan vào nhau, sau đó xoay ngửa rồi úp 2 lòng bàn tay xuống bàn. Duỗi thẳng 2 bàn tay đồng thời ngả người về phía trước bàn sao cho dồn hết trọng lượng lên 2 tay tới khi khớp cổ tay duỗi đạt mức tối đa.
Bài tập 2: Bệnh nhân thực hiện trong tư thế ngồi, tay lành duỗi ngón tay và cổ tay bên liệt xuống mặt giường cạnh thân. Sau đó, dùng tay lành duỗi thẳng đồng thời dồn trọng lượng cơ thể sang bên tay liệt.
Bài tập 3: Người bệnh đan 2 tay vào nhau rồi đưa tay lên sát cằm, dùng lực bàn tay duỗi tối đa cổ tay bên liệt. Giữ nguyên tư thế trong thời gian dài, đến khi mỏi hoặc đau thì từ từ bỏ xuống.
Phòng ngừa co cứng chân ở tư thế duỗi: Bệnh nhân thực hiện ở tư thế nằm ngửa với 2 tay đan vào nhau, gối gập đồng thời tay ôm lấy 2 gối. Người bệnh kéo chân về phía ngực đồng thời nâng đầu lên.
Phòng ngừa co rút gân và ngón chân: Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược TPHCM sử dụng dụng cụ trị liệu như cuộn băng chun đặt dưới ngón chân bên liệt rồi đứng lên bước chân lành về phía trước hoặc sau.