Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Bài tập giúp phục hồi chức năng thần kinh cho người cao tuổi

Bài tập giúp phục hồi chức năng thần kinh cho người cao tuổi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh thần kinh là một trong các bệnh thường gặp ở người cao tuổi, khi bị bệnh người bệnh suy giảm các chức năng ở trên cơ thể. Khi đó các bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định cho vật lý trị liệu.

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết khi bệnh nhân bị biến chứng ở các bệnh thần kinh thì phương pháp vật lý trị liệu là một phương pháp tối ưu để chữa nhanh nhất.

Phương pháp vật lý trị liệu phục hồi thần kinh người cao tuổi

Dựa trên hiểu biết về đặc điểm giải phẫu chức năng thần kinh ở người cao tuổi: Ví dụ đặc điểm đường vận động hữu ý…., thực tế lâm sàng, người thầy thuốc cần theo dõi diễn biến của phản xạ gân xương, về phía người bệnh cần có quyết tâm chữa bệnh – nâng cao ý chí – và bền bỉ tập luyện.

Đặc điểm tiếp nối các hệ thống mạch cảnh ngoài, mạch cảnh trong: ví dụ động mạch mắt, động mạch hàm dưới, sẽ giúp ta theo dõi đánh giá phục hồi vận động.

Hồi phục sự thoái triển myelin giúp đỡ cho thày thuốc theo dõi đánh giá mức độ phục hồi chức năng ở người cao tuổi.

Dựa trên tình trạng cơ thể người bệnh – ở người cao tuổi, với tính chất “già hoá” các bộ phận của cơ thể, với tính chất “đa bệnh lý”. Từ đó, người thầy thuốc phải rất cẩn thận khi chỉ định thuốc điều trị (thuốc tác dụng chứng bệnh này, lại có thể “đối lại” tác dụng chứng bệnh kia), đồng thời phải chú ý nâng cao thể trạng cho người bệnh.

Dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của trục thần kinh, của não. Ta biết hoạt động thần kinh được bình thường là nhờ toàn cơ thể đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng: ôxy, các chất điện giải, các yếu tố vi lượng… thông qua các tổ chức đặc biệt có chọn lọc… (hàng rào máu-não.., màng lưới mạch máu não…).

Một số bài tập phục hồi chức năng người cao tuổi

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết bài tập này có tính chất chung nhằm nâng cao thể trạng, kết hợp tĩnh tâm và kích thích tang xung động của bản thân người bệnh và kích thích vùng hạ khâu não qua xoa ở vùng bụng…

+ Người bệnh ngồi ở sàn, nền nhà… lấy 2 bàn tay áp sát-xoa ở bàn chân phải từ ngón chân xoa vào gót, lên cẳng chân – đùi…Xoa nặng dần từ ngón chân vào tới gốc đùi. Xoa như vậy cho 15- 20 lần. Xoa hết chân phải rồi xoa chân trái cũng như vậy.

+ Người bệnh ngồi sắp chân bàn tròn, lấy tay phải xoa vùng bụng : xoa từ quanh vùng rốn “ly tâm”, theo chiều kim đồng hồ dần ra cả vùng bụng. Xoa chậm đều trong 15-20 lần.

+ Dùng gan tay trái, xoa suốt dọc bàn tay, cẳng tay, cánh tay phải ở mặt trước rồi ở mặt sau. Xoa chậm, cho 15-20 lần…

Tiếp đó, dùng gan bàn tay phải để xoa phía trái cũng như trên, cho 15-20 lần. Nên chú ý xoa mạnh dần tù bàn tay tới cẳng tay, cánh tay…

+ Dùng 2 bàn tay, áp vào phía sau gáy, xoa dọc lên – xuống ở phía sau gáy. Xoa như vậy cho 15-20 lần.

+ Dùng bàn tay phải, xoa ở phía trước bên cổ bên trái xoa dọc xuống theo cơ quay cổ, cơ ức đòn chũm, và dùng bàn tay trái để xoa phía bên phải. Xoa như vậy xen kẽ bên trái bên phải mỗi bên 15-20 lần.

+ Thực hiện kỹ thuật vật lý trị liệu xoa ở mặt theo một “hành trình” như sau: Dùng 2 bàn tay úp vào xoa ở phía trán (ở giữa) ra phía sau song song với phía đuôi mắt tới phía trên lỗ tai. Tiếp đó, xoa ở gò má hai bên cũng ra phía lỗ tai. Cuối cùng xoa ở dọc phía hàm dưới, xoa lần ra phía sau tới lỗ tai. Tiếp tục lần xoa sau cũng như hành trình trên. Xoa ở mặt cũng lần lượt xoa 15-20 lần.

Chú ý trong bài tập này, phải có động tác đều – ấn đều cho khắp các diện và động tác càng chậm càng tốt.Thời gian cho bài tập này thường trong khoảng 15 phút…

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ bài tập điều trị thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ trung niên

Đối với phụ nữ trung niên, thoát vị đĩa đệm không chỉ gây ảnh hưởng …