Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý thường gặp nhất ở Việt Nam gây ra tổn thương và biến chứng rất nguy hiểm vì thế người bệnh phải điều trị càng sớm càng tốt.
- Những dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm
- Trị chứng viêm khớp ở người cao tuổi không khó như bạn tưởng
- Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra nguyên lý giảm đau bằng Vật lý trị liệu
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh liên đới toàn thân, gây ra nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Tìm hiểu rõ nguyên nhân và biểu hiện giúp bạn có hướng điều trị đúng đắn.
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Khi chất hoạt dịch bao xung quanh các khớp bị tấn công bởi hệ miễn dịch của bạn thì viêm khớp dạng thấp xảy ra. Các sụn và xương trong khớp bị phá hủy bởi hiện tượng viêm, làm dày chất hoạt dịch. Sau đó, các gân và dây chằng yếu đi và bị kéo dài ra. Trong một thời gian dài, khớp không còn giữ được hình dạng ban đầu và thẳng hàng nữa.
Các nhà khoa học vẫn không biết lý do của quá trình này là gì. Tuy nhiên, họ cho rằng các yếu tố môi trường như nhiễm trùng có thể gây ra bệnh.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ thông thường, viêm khớp dạng thấp sẽ ảnh hưởng đến các khớp nhỏ hơn trước tiên. Trong quá trình này, các triệu chứng sẽ lan ra các phần khác của cơ thể như mắt cá chân, khuỷu tay, đầu gối, hông…
Bạn có nguy cơ cao bị viêm khớp dạng thấp nếu có những triệu chứng dưới đây:
- Đau và sưng các khớp;
- Cứng khớp;
- Sốt, mệt mỏi và sụt cân.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, nhiều người bị viêm khớp dạng thấp mà không có biểu hiện liên quan đến khớp. Những dấu hiệu bất thường lại xuất hiện ở tuyến nước bọt, mô thần kinh, tủy xương, tim…Gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy có những triệu chứng trên.
Rất khó để chẩn đoán nếu tình trạng của bạn đang ở giai đoạn đầu. Trong khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra về tình trạng viêm, sưng đỏ hoặc nóng. Ngoài ra, bác sĩ có thể kiểm tra các phản xạ và sức mạnh cơ bắp.
Các xét nghiệm máu như sự lắng đọng hồng cầu (ESR) hoặc protein phản ứng C (CRP) tăng cao có thể là dấu hiệu viêm trong cơ thể của bạn.
Các xét nghiệm hình ảnh như X-quang hay chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể theo dõi sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp ở khớp.
Một số phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Để giúp làm giảm tình trạng viêm khớp dạng thấp, bác sĩ thường khuyên bạn nên dùng thuốc, phương pháp trị liệu, phẫu thuật và thuốc bổ sung.
Loại thuốc sẽ được căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) làm giảm đau và viêm có thể kể đến hoạt chất meloxicam, ibuprofen hoặc naproxen. Steroid là thuốc corticosteroid như prednisone, có tác dụng giảm sưng và đau.
Các thuốc chống thấp có thể thay đổi bệnh (DMARDs) giúp làm chậm sự tiến triển của tình trạng này và bảo vệ khớp khỏi bị tổn thương vĩnh viễn. Chúng bao gồm methotrexate, leflunomide, hydroxychloroquine và sulfasalazine. DMARDs có thể dùng phối hợp với nhóm thuốc NSAIDs.
Các tác nhân sinh học được biết đến là các chất điều hòa đáp ứng sinh học. Chúng bao gồm abatacept, anakinra, etanercept, golimumab, infliximab…
Trong trường hợp thuốc không thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tình trạng, phẫu thuật sẽ là một lựa chọn tốt. Bác sĩ sẽ xem xét loại phẫu thuật nào phù hợp với bạn. Đó có thể là phẫu thuật cắt bỏ bao hoạt dịch, sửa gân, thay khớp dính hay thay khớp toàn bộ.
Một số loại thuốc bổ sung như dầu cá, dầu thực vật hoặc tập Thái Cực quyền chỉ có thể làm giảm đau khớp và cứng khớp.
Viêm khớp dạng thấp khá nguy hiểm khi liên đới đến nhiều bộ phận khác trên khắp cơ thể. Điều trị kịp thời giúp bạn hạn chế được nguy cơ biến dạng xương.
Nguồn : Kỹ thuật vật lý trị liệu