Viêm xướng khớp là hiện tượng nhiều người mắc phải khi làm việc và luyện tập sai cách. Hãy áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu để dứt điểm tình trạng đó.
- Khám phá bí quyết đơn giản nhất để cải thiện sức khỏe khớp gối
- Các bài tập Vật lý điều trị hỗ trợ phục hồi sau khi bị gãy xương hiệu quả
- Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng bằng phương pháp vật lý trị liệu
Việc vận động có thể giúp giảm đau và cải thiện sự chuyển động của cơ thể. Lựa chọn tốt nhất cho bạn để cải thiện tình trạng này là tập thể dục thường xuyên. Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu bạn có thể áp dụng giúp xua tan những cơn đau khớp.
Bài tập giúp tăng tính linh hoạt trong vận động
Viêm xương là trường hợp khớp xảy ra khi sụn ở đầu xương bị mất. Nguyên nhân có thể do xương có thể bị cọ xát với nhau, gây mất sụn. Bệnh không thể chữa khỏi được những có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản làm giảm triệu chứng đau nhức, và làm chậm sự tiến triển của viêm xương, bao gồm cả tập luyện.
Trước tiên, bạn bắt đầu với bài tập tăng tính linh hoạt. Những bài tập này giúp bạn khôi phục sự linh hoạt, biên độ vận động, tăng cử động khớp, giảm độ cứng ở các vùng bị ảnh hưởng và ngăn ngừa co thắt cơ ở các khu vực xung quanh.
Trong những bài tập này, bạn sẽ nhẹ nhàng kéo giãn và tăng cường các cơ. Bạn nên tránh những bài tập nặng có thể có thể gây ra cảm giác đau. Nên thực hiện bài tập khi khớp của bạn đỡ đau và cứng. Bạn có thể khởi động bằng 5 phút đi bộ hoặc tắm nước ấm trước khi tập.
Một số bài tập nhẹ giúp cải thiện sức khỏe
Một số bài tập ở cường độ thấp có thể cải thiện sức khỏe của bạn, thúc đẩy tuần hoàn, giúp bạn kiểm soát trọng lượng và tăng cường mô mềm. Đi xe đạp, đi bộ hoặc bơi lội là những là những bài tập với cường độ thấp có lợi cho sức khỏe. Khi bạn bơi, khớp của bạn ít chịu căng thẳng, và cơ bắp của bạn có thể được tăng cường. Bạn cũng nên xem xét bộ môn Thái Cực quyền vì nó cũng tốt cho khớp. Bạn cũng có thể cảm thấy ít căng thẳng hơn trong ngày và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Bạn cũng nên cân nhắc tập yoga vì những lợi ích cho sức khỏe.
Tránh một số môn thể thao gây áp lực quá nhiều lên khớp như bóng đá, bóng chuyền, tennis, bóng rổ và chạy. Bạn nên tập các bài tập có cường độ thấp khoảng 3 đến 4 lần mỗi tuần, mỗi lần tập 30 phút.
Các bài tập vật lý trị liệu rất tốt cho tình trạng viêm xương khớp. Tuy nhiên, quá nhiều hoạt động thể chất có thể làm tăng cơn đau của bạn và quá ít làm cho khớp bị đau trở nên cứng hơn. Bạn cần tư vấn với bác sĩ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống về các bài tập và phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bài tập tăng cường hỗ trợ các khớp tốt hơn
Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm xương khớp đều không muốn thực hiện các bài tập thể dục dẫn tới tình trạng yếu các cơ. Ngoài ra, khối lượng cơ giảm theo tuổi. Vì vậy, bài tập tăng cường là cần thiết để giúp cơ của bạn trở nên mạnh mẽ hơn, cơ chắc khỏe có thể hỗ trợ các khớp tốt hơn.
Nếu bạn bị viêm xương khớp ở đầu gối và hông, cả hai bên cơ thể có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, các bài tập có thể được thực hiện với cả hai chân.
Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ thiết kế một chương trình tập luyện phù hợp cho bạn, tùy thuộc vào cường độ đau và sức khỏe tổng quan. Bạn nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng và tăng dần mức độ. Bạn không nên cố gắng tập thể dục quá nhiều. Nếu bạn cảm thấy đau nhiều sau khi tập luyện, có thể bạn đã ép bản thân quá mức. Nhưng bạn nên thực hiện những bài tập này ít nhất hai lần một tuần.
Nguồn : Kỹ thuật Vật lý trị liệu