Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức - Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu >> Các bài tập Vật lý điều trị hỗ trợ phục hồi sau khi bị gãy xương hiệu quả

Các bài tập Vật lý điều trị hỗ trợ phục hồi sau khi bị gãy xương hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Việc điều trị gãy xương bằng vật lý điều trị đóng vai trò quan trọng giúp giảm bớt hiện tượng cứng khớp, teo cơ…của người bệnh sau thời gian dài bất động.

Các bài tập Vật lý điều trị hỗ trợ phục hồi sau khi bị gãy xương hiệu quả

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều rủi ro luôn rình rập quanh ta. Vì một bất cứ lí do nào đó, bạn có thể bị tai nạn, chấn thương, gãy xương,…Và phải trải qua một thời gian điều trị bệnh bằng cách bó bột hoặc các dụng cụ chỉnh hình, phải nằm bất động, thì Vật lý trị liệu là cách tốt nhất để giúp tăng tuần hoàn máu, tăng chuyển hoá, giãn cơ, giảm đau cho người bệnh, góp phần hồi phục nhanh hơn.

Các nguyên tắc cần biết khi tiến hành Vật lý trị liệu cho bệnh nhân gãy xương

– Phải tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình liền xương.

– Tránh các triệu chứng sưng nề, đau, rối loạn tuần hoàn, kết dính khớp,…trong quá trình trị liệu.

– Cần phải duy trì tầm vận động khớp, ngừa teo cơ hợp lí với từng bệnh nhân.

– Phục hồi chức năng các hoạt động ở bàn tay, chân sau bất động.

Các phương pháp và kĩ thuật Vật lý trị liệu sau gãy xương hiệu quả

– Biện pháp xoa bóp

Nên xoa bóp thường xuyên ổ gãy xương liền khớp, chỉ xoa bóp nhẹ nhàng bằng tay mà không được dùng bất cứ dụng cụ nào kể cả thuốc xoa bóp để xoa vào các khớp. Vì như vậy có thể khiến cho người bệnh đau hơn hoặc có thể  làm cho xơ cứng khớp, vôi hóa cạnh khớp.

Tiến hành tập vật lý trị liệu các ngón tay

>>>Bạn có thể xem thêm cách điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền tại: http://caodangyduochcm.edu.vn/y-hoc-co-truyen/

– Vận động trị liệu

Tùy vào tình trạng bệnh và mức độ tổn thương khác nhau, các bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh tập các bài tập vận động phù hợp. Sau một thời gian dài nằm bất động, bệnh nhân sẽ được tập các bài tập thụ động có sự trợ giúp của bác sĩ và kỹ thuật viên. Khi người bệnh đã có thể vận động nhẹ thì sẽ được hướng dẫn tập các bài tập vận động chủ động như tập làm động tác trong sinh hoạt: đạp xe đạp, lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà, tập ngồi xổm đứng lên,…Còn đối với các bệnh nhân bị gãy tay, gãy xương vai,.. nên tập các động tác cầm nắm, nâng đỡ cánh tay lên xuống nhẹ nhàng, tránh mang vác các vật nặng nếu chưa hồi phục hoàn toàn.

– Tập vận động khớp

Khớp bất động lâu sẽ bị cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng. Sẽ tạo cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh mỗi khi cử động. Do vậy, cách tốt nên tiến hành tập vận động các khớp, giúp khớp trở nên mềm mại hơn. Tốc độ phù hợp cho một lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập10 – 15 phút, ngày 4 – 6 lần. Có thể tập từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột.

Các kĩ thuật viên hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình tập đi

– Tập đi: 

Nếu bệnh nhân bị gãy chân hoặc bị tổn thương một vùng nào đó ở chân, không thể di chuyển bình thường sau một thời gian. Bạn phải dùng nạng gỗ tập đi khi xương chưa liền. Lúc xương đã gần liền vững, bạn có thể chống gậy di chuyển. Thời kỳ xương liền vững tỳ không đau ở ổ gãy xương thì bỏ gậy và tập đi như bình thường.

Ngoài ra để việc trị liệu bằng các bài tập Vật lý điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần phải lưu ý đến chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…cũng như cần kiên trì tập luyện, tránh tập và vận động quá sức, không đứng quá lâu, không gập gối quá mức, không lấy chân phẫu thuật làm chân trụ,…đối với những chấn thương xảy ra ở chân.

Nguồn: kythuatvatlytrilieu.com

Có thể bạn quan tâm

Các bài tập vật lý trị liệu cho người liệt nửa người

Liệt nửa người là biến chứng phổ biến sau tai biến mạch máu não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân tham gia vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.