Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Kỹ thuật vật lý trị liệu cho bệnh nhân tai biến mạch máu não

Kỹ thuật vật lý trị liệu cho bệnh nhân tai biến mạch máu não

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tai biến mạch máu não để lại cho bệnh nhân nhiều biến chứng nguy hiểm, Vật lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân sau tai biến có thể phục hồi lại tốt hơn.

Bệnh tai biến mạch máu não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề không chỉ về thể lực mà còn làm suy giảm cả về trí lực. Thống kê cho thấy khoảng 1/3 số người bị tai biến mạch máu não sau đó bị liệt nửa người.

Tai biến mạch máu não là bệnh gì?

Tai biến mạch máu não còn gọi là Đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì bệnh tai biến mạch máu não thường gặp ở nhiều độ tuổi, đối với nam giới từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả.

Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do nghẽn / tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay.

Khi một người bệnh tai biến mạch máu não thì sẽ:

– Không thể kiểm soát được những kỹ năng cơ bản, chẳng hạn như đi bộ, suy nghĩ và nói chuyện.

– Không nhận thức được vấn đề trong những cuộc nói chuyện, khả năng tập trung, suy luận kém hẳn hoặc mất đi.

Triệu chứng của bệnh nhân bị tai biến mạch máu não

Sau khi cảm thấy có những biểu hiện này xuất hiện đột ngột xảy ra bất thường, cần phải đưa người bệnh vào viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp, càng sớm càng tốt:

– Đột ngột thấy tê cứng ở mặt, tay hoặc chân – đặc biệt là tê cứng nửa người

– Đột ngột nhìn không rõ (Thị lực giảm sút)

– Đột ngột không cử động được chân tay (Mất phối hợp điều khiển chân tay)

– Đột ngột không nói được hoặc không hiểu được người khác nói

– Đầu đau dữ dội

Phụ nữ có thể có các biểu hiện đặc trưng sau:

– Đột ngột đau ở mặt hoặc chân

– Đột ngột bị nấc

– Đột ngột cảm thấy buồn nôn

– Đột ngột cảm thấy mệt

– Đột ngột tức ngực

– Đột ngột khó thở

– Tim đập nhanh bất thường

Các bài tập Vật lý trị liệu cho người sau khi bị tai biến

Theo giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn cần phải tiến hành cho người bệnh tập phục hồi chức năng sau khi tai biến xảy ra càng sớm càng tốt. Việc bắt đầu phục hồi chức năng sớm, làm tăng khả năng người bệnh lấy lại những khả năng và kỹ năng, có thể nghe, nói, hiểu được, sớm hòa nhập với cuộc sống.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tai biến và khả năng phục hồi của bệnh nhau, nên sẽ có những bài tập phù hợp với từng bệnh nhân và được tiến hành theo từng bước một để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Các bài tập về hoạt động thể chất: Các bài tập này chủ yếu để giữ cho quần áo, ga trải giường luôn sạch sẽ và khô ráo, có thể cầm, nắm, kéo hay nhai nuốt. Thực hiện lăn trở bệnh nhân từ 2 đến 3 giờ một lần, không để bệnh nhân nằm lâu ở một tư thế. Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ có những bài tập phù hợp:

– Đối với bệnh nhân hôn mê: Chúng ta tiến hành tập thụ động tất cả các chi của bệnh nhân để phòng ngừa teo cơ cứng khớp.

– Đối với các bệnh nhân còn tỉnh:  Chúng ta tiến hành

+ Tập lăn nghiêng phải trái tại giường.

+ Tập vận động khớp vai: với sự trợ giúp của tay lành.

+ Tập vận động với khớp cổ- bàn- ngón tay: vận động các khớp cổ, bàn, ngón tay với sự trợ giúp của tay lành.

+ Sử dụng các thiết bị hỗ trợ đi lại, chẳng hạn như xe tập đi hoặc gậy, để ổn định và hỗ trợ sức mạnh mắt cá chân để giữ được thăng bằng tốt trong khi học lại cách đi bộ.

Nhận thức và tình cảm: Các di chứng mà bệnh tai biến mạch máu não để lại cho bệnh nhân rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến não làm cản trở đến nhận thức và tình cảm, sinh hoạt đời sống của bệnh nhân. Cần phải tiến hành tập các phục hồi chức năng ngôn ngữ như nghe, nói, hiểu được, sớm hòa nhập với cuộc sống.

Sau khi các bệnh nhân có thể lấy lại được ý thức, có thể tự hoạt động thì các Bác sĩ và các kĩ thuật viên Điều dưỡng sẽ hướng dẫn bệnh nhân tập đi bộ mỗi ngày khoảng 5 phút, có thể cho tập đi từng đoạn ngắn dưới nạng hoặc được người trợ giúp. Tập những động tác như cầm cốc, cầm sách, gấp quần áo, tập cầm nâng những đồ vật kích cỡ, nặng nhẹ khác nhau,… Nếu bệnh nhân mất tiếng nói, nên cho nghe và đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình, rồi ngay lập tức cho bệnh nhân tập kể lại câu chuyện. Tập những kỹ năng này với mức độ khó tăng dần, khoảng 20 giờ mỗi tuần.

Kĩ thuật Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não đòi hỏi người bệnh phải hết sức kiên trì tập luyện và tuân thủ theo liệu trình hỗ trợ điều trị của trung tâm phục hồi chức năng. Người nhà nên động viên tư tưởng và chăm sóc kỹ cho bệnh nhân trong quá trình hỗ trợ điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh cột sống cong vẹo thường gặp ở độ tuổi nào?

Bệnh cột sống cong vẹo là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến …