Tay là công cụ đặc biệt quan trọng giúp ta làm việc, khi bị suy giảm chức năng vận động tay sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động hàng ngày.
- Các bài tập phục hồi chức năng thần kinh cho người già
- Phương pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng nào được dùng nhiều nhất hiện nay
- Ngành Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng điểm chuẩn là bao nhiêu?
Hầu hết, bàn tay sau khi bị chấn thương thường có di chứng cứng, sưng hoặc đau. Khi thực hiện bài tập phục hồi chức năng vận động tinh bàn tay, các vấn đề về tay đều có thể điều trị thành công, giúp giảm đau đáng kể và bàn tay có thể linh hoạt vận động.
Bác sĩ giảng dạy Cao Đẳng Y Dược Tại Tp hcm khuyên người bệnh cần nên thường xuyên tập các bài tập vật lý trị liệu phù hợp, mức độ tùy thuộc vào tình trạng tay, cổ tay. Một số động tác sẽ giúp tăng chuyển động của khớp hoặc kéo giãn cơ và gân. Các bài tập khác sẽ giúp tăng cường cơ xung quanh khớp để tạo ra sức mạnh nhiều hơn hoặc để tạo độ bền cao hơn.
Để giúp vận động cơ và dây chằng ở các khớp, ngón tay, người bệnh có thể thực hiện thông qua các bài tập như uốn cong và duỗi thẳng ngón tay. Các bài tập phục hồi di chuyển cổ tay và ngón tay thông qua những chuyển động bình thường, thúc đẩy tất cả các dây chằng của bàn tay thực hiện đúng nhiệm vụ của chúng.
Dưới đây là 5 bài tập Phục Hồi Chức Năng bàn tay đơn giản mà hiệu quả, bệnh nhân có thể thực hiện ở bất kỳ đâu. Mỗi tư thế của một động tác sẽ giữ nguyên trong 5 tới 10 giây. Mỗi động tác thực hiện lặp lại 10 lần. Tập 3 lần 1 ngày.
Bài tập thứ nhất
Đặt cẳng tay lên trên bàn. Đặt một chiếc khăn cuộn để cẳng tay đè lên đệm, cho bàn tay treo ra khỏi cạnh của bàn, lòng bàn tay chúc xuống hướng phía dưới. Từ từ di chuyển tay hất lên cho đến khi cảm thấy căng ở mức độ nhẹ. Quay trở lại tư thế bắt đầu. Lặp lại động tác này 10 lần.
Bài tập thứ hai
Đối với bài tập chức năng vận động tay này, người bệnh ở tư thế đứng hoặc ngồi với cánh tay khép bên cạnh người, khuỷu tay gấp 1 góc 90 độ, lòng bàn tay úp theo chiều hướng xuống. Từ từ xoay cổ tay để lòng bàn tay ngửa lên. Lặp lại động tác, để bàn tay úp xuống. Lặp lại động tác này 10 lần.
Bài tập thứ ba
Để cẳng tay lên trên bàn, đặt một chiếc khăn cuộn cho cẳng tay tỳ lên, đệm dưới cổ tay, bàn tay nghiêng, ngón tay cái hướng lên trên. Từ từ di chuyển cổ tay lên và xuống, cố gắng để di chuyển cổ tay với biên độ lớn nhất có thể. Lặp lại động tác này 10 lần.
Bài tập thứ tư
Từ từ mở giãn hết cỡ khoảng cách ngón tay cái ra bên ngoài. Di chuyển ngón tay cái qua lòng bàn tay và từ từ quay trở lại vị trí bắt đầu.
Bài tập thứ năm
Bắt đầu bằng bàn tay với cả 5 ngón tay mở rộng và duỗi thẳng. Từ từ co nắm các ngón tay lại thành nắm đấm, sau đó trở lại thẳng các ngón tay như ban đầu. Thực hiện động tác này 10 lần.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn lưu ý bạn trong quá trình thực hiện, các động tác cần được làm chậm và cẩn thận để tránh gây chấn thương tay. Trong quá trình hoặc sau khi tập thấy triệu chứng tay tê, đau thì người bệnh nên dừng tập và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cũng như kiểm tra, đánh giá lại nếu cần thiết.