Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong cơ thể giúp hoạt động cơ bản như đi, đứng diễn ra linh hoạt. Vậy liệu bạn đã nắm được bí quyết cải thiện sức khỏe khớp gối?
- Dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng tránh đau dây thần kinh tọa
- Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng bằng phương pháp vật lý trị liệu
- Vật lý trị liệu cho bệnh nhân tai biến mạch máu não
Hãy thử tưởng tượng, nếu không có khớp gối thì các hoạt động cơ bản nhất của chúng ta là đi, đứng, chạy, nhảy sẽ ra sao? Dưới đây là những mẹo đơn giản giúp bạn cải thiện sức khỏe khớp gối mỗi ngày.
Các vấn đề thường gặp về khớp gối
Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ các vấn đề thường gặp ở khớp gối xảy ra rất phổ biến mọi người và mọi lứa tuổi. Thông thường, đây được gọi là kết quả của một bệnh lý hoặc chấn thương điển hình
Các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe khớp gối bao gồm viêm khớp, bệnh gout, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp phản ứng, nhuyễn sụn, hội chứng osgood-Schlatter hay hội chứng Plica…
Chấn thương đầu gối cũng gây ra nhiều vấn đề rắc rối cho đầu gối. Thông thường, tổn thương diễn biến từ từ theo thời gian. Các loại chấn thương bao gồm chấn thương đĩa sụn, chấn thương dây chằng chéo, chấn thương dây chằng bên ngoài và bên trong, chấn thương gân.
Một số mẹo đơn giản giúp bạn cải thiện sức khỏe khớp gối
Trong một số trường hợp, các vấn đề về khớp gối do tai nạn gây ra thì chúng ta không thể phòng tránh hay ngăn ngừa. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể ngăn ngừa những tổn thương ở đầu gối bằng một số mẹo dưới đây:
- Duy trì cân nặng lý tưởng. Tình trạng thừa cân, béo phì sẽ làm gia tăng áp lực lên 2 khớp gối, từ đó làm tăng tỷ lệ viêm xương khớp. Vì vậy, cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể bạn sao cho phù hợp với tuổi tác và thể trạng;
- Mang giày phù hợp. Loại giày phù hợp sẽ giúp duy trì sự cân bằng, điều chỉnh trục chân khi bạn muốn tham gia các hoạt động như đi bộ hoặc chạy và hạn chế tỷ lệ chấn thương khớp gối;
- Khởi động trước khi tập thể dục. Hãy nhớ khởi động kỹ. Điều này giúp phòng tránh tình trạng dây chằng bị kéo giãn quá mức và giảm áp lực trên đầu gối khi hoạt động;
- Tập thể dục. Luyện tập thể dục là giải pháp tốt cho người bị sưng khớp. Có rất nhiều loại bài tập bạn có thể chọn, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội hoặc yoga. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ trước khi bạn muốn thực hiện bất kỳ bài tập nào. Họ sẽ gợi ý bài tập tốt cho bạn dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại;
- Duy trì hoạt động thể chất ở mức vừa phải. Lười vận động hay một lối sống thụ động sẽ dẫn đến sự suy yếu và tăng nguy cơ chấn thương khớp gối;
- Thực hiện đúng kỹ thuật hoặc tư thế khi vận động nhằm hạn chế tình trạng căng giãn cơ quá mức.
- Không mang vác vật nặng. Mang vác vật nặng gây áp lực rất lớn lên không chỉ khớp gối mà còn cả cột sống của bạn;
- Vật lý trị liệu. Một nhà vật lý trị liệu có thể giúp bạn xây dựng một chế độ tập luyện thích hợp nếu bạn bị chấn thương ở đầu gối;
- Dùng thuốc. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị dùng thuốc kháng viêm không steroid (còn được gọi là NSAIDs) để giảm đau và viêm ở đầu gối.
Nguồn : Tin tức Y tế