Theo Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết cong vẹo cột sống là một dị tật phổ biến ở người, là tình trạng cột sống bị cong vẹo bất thường gây nhiều bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống hằng ngày. Nguy hiểm hơn, sự cong vẹo bất thường sẽ khiến những cơ quan xung quanh bị ảnh hưởng chức năng nghiêm trọng. Vì thế, vẹo cột sống cần được đến khám với bác sĩ để được can thiệp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa các nguy cơ gặp biến chứng nặng.
- Điều trị đau lưng hiệu quả nhờ kỹ thuật vật lý trị liệu
- Bài tập vật lý trị liệu giúp điều trị thoái hóa khớp hông
- Xoa bóp bấm huyệt vật lý trị liệu chữa mất ngủ hiệu quả?
Những đối tượng tiềm ẩn nguy cơ mắc Vẹo Cột Sống
Như đã đề cập bên trên, độ tuổi vị thành niên, đặc biệt là nữ có tỉ lệ mắc bệnh vẹo cột sống khá cao. Ngoài ra còn có một số nhóm đối tượng khác bao gồm:
- Người có sinh hoạt đi đứng ngồi thường xuyên sai tư thế.
- Ăn uống thiếu chất.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh vẹo cột sống.
Nguyên nhân phổ biến của Cong Vẹo Cột Sống
Thông thường vẹo cột sống là do bẩm sinh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khác vì:
- Di truyền
- Các yếu tố khác trong lúc mang thai: do bào thai phát triển quá nhanh, không thích ứng kịp với cơ thể của mẹ dẫn đến bào thai bị chèn ép và xương sống bị cong vẹo. Mẹ tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc bào thai bị tác động mạnh.
- Tư thế ngồi học và làm việc không đúng của học sinh, dân văn phòng.
- Cấu tạo não và tủy sống bất thường.
Các giai đoạn của chứng cong vẹo cột sống
Trong nhiều năm, người ta cho rằng hầu hết trường hợp cong vẹo cột sống không gây vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể chia làm ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều có nguy cơ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động bình thường của cơ thể.
Giai đoạn nhẹ: 10-25 độ
Nhiều người nghĩ cong vẹo cột sống nhẹ không cần điều trị nhưng thực tế nó có thể làm suy yếu khả năng vận động. Nếu xem thường và không điều trị, bệnh sẽ tiến triển theo thời gian.
Giai đoạn trung bình: 26-40 độ
Theo South Florida Scoliosis Center, trường hợp vẹo cột sống góc Cobb trên 25 độ có tỷ lệ phát triển đến 68%. Ở giai đoạn này, sự khác biệt ở sườn và lưỡi vai có thể bắt đầu rõ ràng hơn, đặc biệt là khi uốn cong về phía trước. Tác dụng phụ đáng lo ngại nhất là sự bất đối xứng của cơ thể, gây nhiều tác động tiêu cực đến cảm xúc và tâm lý.
Giai đoạn nặng: trên 40 độ ở thanh thiếu niên, trên 50 độ ở người lớn
Hầu hết mọi trường hợp cong vẹo cột sống nặng đều đi kèm sự thay đổi rõ rệt về tư thế và ngoại hình. Nếu độ cong vẹo tiếp tục tăng lên trên 75 độ sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng ở phổi và tim do xương ngực chèn ép nội tạng.
Cách điều trị dứt điểm Cong Vẹo Cột Sống hiện nay
Thăm khám bằng X-quang
Bệnh nhân vẹo cột sống trước khi điều trị sẽ được chụp X-quang định kỳ, sử dụng các phương pháp khoa học để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Đeo đai chỉnh cột sống
Đai lưng là dụng cụ đắc lực hỗ trợ cong vẹo cột sống. Nó có nhiệm vụ giúp ổn định cuộc sống, điều chỉnh tư thế và giảm thiểu phát sinh các cơn đau trong mỗi lần vận động. Một số trường hợp có thể được chỉ định đeo vào ban đêm. Đeo đai lưng cần duy trì trong thời gian dài.
Luyện tập các bài hỗ trợ cột sống
Thường xuyên luyện tập các bài kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng hỗ trợ cột sống để có tác dụng tối đa. Đối với những người mắc vẹo cột sống ngực cần thực hiện các bài tập liên quan đến vai. Trường hợp bị vẹo cột sống thắt lưng nên tập trung vào phần lưng dưới
Nắn chỉnh cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống cũng là cách để cải thiện hiệu quả vấn đề cong vẹo cột sống. Bằng các thao tác nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ thực hiện nắn chỉnh các cột sống sai lệch, đưa chúng trở lại bình thường và khôi phục đường cong sinh lý của cột sống.
Phẫu thuật
Cuối cùng, sau khi thực hiện các phương pháp mà không thấy hiệu quả hoặc tình trạng cong vẹo quá nặng cần thiết phải có can thiệp phẫu thuật. Đây thường là đề nghị cuối cùng của bác sĩ. Phẫu thuật thường có nhiều rủi ro và gây đau đớn cho bệnh nhân. Đồng thời, nó sẽ giới hạn chuyển động ở cột sống và có khả năng làm phát triển các bệnh lý xương khớp về sau.
Điều trị cong vẹo cột sống theo từng giai đoạn
Vẹo cột sống nhẹ thường được điều trị bằng cách quan sát ảnh chụp X-quang định kỳ kết hợp luyện tập kéo giãn, tăng sức mạnh cơ bắp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh cột sống) giúp chỉnh sửa những sai lệch, đưa xương khớp trở về vị trí đúng. Một số trường hợp được khuyên nên đeo đai định hình vào ban đêm.
Vẹo cột sống trung bình cần được điều trị tích cực bằng đai định hình và nắn chỉnh cột sống. Đai định hình sẽ mang lại hiệu quả cao nếu được mặc liên tục ít nhất 13 giờ mỗi ngày. Nếu xuất hiện triệu chứng đau, nên tập thêm bài giãn cơ và vật lý trị liệu.
Cuối cùng, khi vẹo cột sống quá nặng, các phương pháp bảo tồn gần như không còn tác dụng thì phẫu thuật là đề nghị cuối cùng của hầu hết bác sĩ. Tuy nhiên, phẫu thuật thường có nhiều rủi ro và gây đau đớn cho bệnh nhân. Đồng thời, nó sẽ giới hạn chuyển động ở cột sống .
Phát hiện sớm giúp điều trị cong vẹo hiệu quả
Độ cong vẹo càng thấp thì việc điều trị càng dễ dàng hơn. Vì thế, bác sĩ Paul D’Alfonso – Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare tại TP HCM khuyên bạn nên kiểm tra sàng lọc vẹo cột sống ít nhất mỗi năm một lần. Bản thân người bệnh hoặc các bậc phụ huynh cũng có thể áp dụng một số cách kiểm tra đơn giản sau:
Gập người, hai tay chạm mũi chân, quan sát từ phía trước và sau xem một bên xương sườn, lưng dưới và hông có cao hơn bên còn lại không.
Đứng thẳng người, quan sát từ ba phía – trước, sau và bên hông, người bị vẹo cột sống sẽ có dấu hiệu lưng cong bất thường, lệch vai.
Chú ý tư thế khi bước đi, nếu cơ thể nghiêng về một bên hoặc chân thấp chân cao, rất có thể cột sống đã bị vẹo.
Mẹo phòng ngừa cong vẹo cột sống hiệu quả cho dân văn phòng
Dưới đây là chia sẽ bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho dân văn phòng cũng thuộc nhóm đối tượng dễ mắc cong vẹo cột sống nên cần thiết lưu lại những mẹo sau đây để tránh gặp phải nhất có thể:
- Dùng ghế có tựa lưng, hỗ trợ điều chỉnh tư thế ngồi đúng.
- Hạn chế ngồi quá lâu mà nên thường xuyên đi lại, cách 30p đến 1 tiếng nên đứng dậy và vận động nhẹ tại chỗ .
- Hạn chế ngủ trên bàn làm việc.
- Giữ khoảng cách nhất định với màn hình.
- Lắng nghe cơ thể: không nên phớt lờ với những cơn đau mà nên đi thăm khám để tránh các trường hợp nguy hiểm khác.
- Tích cực vận động và tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
- Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, thực phẩm tốt cho xương khớp.