Rối loạn đại tiểu tiện là một chứng bệnh thể hiện sự mất kiểm soát của người bệnh trong việc đại tiện hay tiểu tiện. Người bệnh có thể áp dụng vật lý trị liệu để điều trị bệnh hiệu quả
- Điều trị đau lưng hiệu quả nhờ kỹ thuật vật lý trị liệu
- Bài tập vật lý trị liệu giúp điều trị thoái hóa khớp hông
Bệnh rối loạn đại tiểu tiện là gì?
Tiểu tiện và đại tiện là những nhu cầu sinh lý rất bình thường của cơ thể người. Khi bị rối loạn đại tiểu tiện, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng bất tiện và khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Rối loạn tiểu tiện là tình trạng mất kiểm soát bàng quang khiến cho người bệnh có biểu hiện tiểu không tự chủ, có thể là không đi tiểu hoặc buồn tiểu nhiều lần trong ngày, với những người bị rối loạn tiểu tiện thì cũng rất dễ bị rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi.
Rối loạn đại tiện là một chứng rối loạn khá phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu vì thói quen đi đại tiện bị thay đổi, lúc thì tiêu chảy, có lúc là táo bón, có khi đi đại tiện nhiều lần mà vẫn không hết cảm giác buồn đại tiện hoặc buồn đại tiện không kiểm soát được, không kịp vào nhà vệ sinh. Người bị rối loạn đại tiện thường có phân kèm theo máu tươi hoặc chất nhầy, có thể có bọt hơi, lỏng, rắn hoặc nát.
Các nguyên nhân gây rối loạn đại tiểu tiện
Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCM có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng rối loạn đại tiểu tiện ở người bệnh, trong đó, thường gặp nhất là:
- Do tuổi tác: Phụ nữ khi bước vào độ tuổi mãn kinh hoặc nam giới lớn tuổi thì càng có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Những người đã từng cắt tử cung
- Bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt hay ung thư tuyến tiền liệt
- Mắc chứng bí tiểu hoặc rối loạn thần kinh
- Phụ nữ đang mang thai: Do sự thay đổi hormone trong cơ thể dẫn đến chứng rối loạn đại tiểu tiện.
- Lạm dụng rượu bia, cafein, chất kích thích
- Sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chống trầm cảm, tim mạch, thuốc giãn cơ…
- Thói quen ăn uống không khoa học, hợp lý
Biểu hiện của rối loạn đại tiểu tiện
Trường hợp rối loạn tiểu tiện người bệnh thường có những biểu hiện rất dễ nhận biết như:
- Đái són: Người bệnh sẽ bị rò rỉ nước tiểu khi tăng áp lực ở ổ bụng đột ngột do các cơn ho, cười to, hắt hơi hoặc tập thể dục hoặc nâng nhấc vật nặng.
- Đái dắt: Là cảm giác buồn tiểu đột ngột, nhiều khi không kịp ra nhà vệ sinh, tiểu nhiều lần, mỗi lần tiểu rất ít mà vừa tiểu xong lại buồn tiểu tiếp.
- Đái dầm: Là tình trạng lúc nào cũng ra nước tiểu do sức co của bàng quang yếu.
Biểu hiện rối loạn đại người bệnh thường có những biểu hiện rất dễ nhận biết như:
- Đại tiện trở nên khó khăn hơn, lúc nhiều lúc ít
- Cảm giác buồn đại tiện nhưng không đi được, dễ nhầm với táo bón
- Phân kèm chất nhầy hoặc có màu tươi, phân lúc lỏng, lúc rắn, lúc nát và có bọt hơi.
- Người bệnh bị đau từng cơn theo khung đại tràng và vùng đại tràng.
Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ trong trường hợp người bệnh bị rối loạn đại tiểu tiện kèm theo các biểu hiện như sốt, buồn nôn thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh xuất huyết dạ dày, polyp đại tràng, ung thư đại tràng… người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Điều trị rối loạn đại tiểu tiện bằng vật lý trị liệu
Để có thể điều trị hiệu quả chứng rối loạn đại tiểu tiện thì cần phải tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng và phối hợp nhiều phương pháp. Mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên rối loạn đại tiểu tiện lại có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người bệnh, do đó, cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị rối loạn đại tiểu tiện triệt để, các loại thuốc được sử dụng với mục đích giúp làm giảm các triệu chứng hoặc tiêm Botulinum toxine nhóm A vào thành bàng quang để điều trị chứng bàng quang tăng hoạt, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định mổ treo dải băng bằng phương pháp TOT, TVT, cơ thắt niệu đạo nhân tạo, treo cổ bang quang…
Ngoài ra, để có thể cải thiện tình hình thì người bệnh cần cố gắng thay đổi hành vi, lối sống sinh hoạt và tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
Một số bài tập mà người bệnh có thể áp dụng bao gồm:
- Tập luyện bàng quang: Bài tập vật lý trị liệu này có thể áp dụng đơn độc hoặc phối hợp cùng các phương pháp khác như kích thích điện hoặc thay đổi hành vi để điều trị cho người rối loạn đại tiểu tiện. Bài tập bàng quang được chỉ định tốt trong trường hợp người bệnh kiểm soát rỉ tiểu gấp khó khăn.
- Tập cơ đáy chậu (bài tập Kegel): Bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người rối loạn đại tiểu tiện này có tác dụng giúp làm khỏe nhóm cơ thắt niệu đạo, nhóm cơ nâng, cơ đáy chậu giúp kiểm soát đi tiểu, có thể tiến hành bài tập cơ đáy chậu này thường xuyên mọi lúc mọi nơi.
- Kích thích điện: Đây là phương pháp đưa điện cực vào trong âm đạo hoặc trực tràng của người bệnh để kích thích giúp làm mạnh nhóm cơ đáy chậu góp phần cải tình trạng rỉ tiểu gắng sức và rỉ tiểu cấp. Tuy nhiên, phương pháp phục hồi chức năng này đòi hỏi cần phải có thời gian điều trị kéo dài và kết hợp cùng phương pháp như thay đổi hành vi, tập cơ đáy chậu.
Bài viết chỉ có giá trị tham khảo!