Đau mỏi cổ, vai gáy là triệu chứng khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bệnh thường không phân biệt độ tuổi và nghề nghiệp, do đó ai cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Cảnh báo những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Hướng dẫn sử dụng máy vật lý trị liệu MPT8 – 12 hiệu quả nhất
Tầm ảnh hưởng của ngành Kỹ thuật Vật lý trị liệu trong điều trị bệnh
Vật lý trị liệu đau cổ vai gáy
Đau mỏi cổ vai gáy là tình trạng đau nhức xương khớp thường gặp ở tất cả các lứa tuổi. Nếu không có phương pháp điều trị tốt, đau vai gáy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí người bệnh có thể mất hoàn toàn chức năng vận động. Vật lý trị liệu như điện trị liệu, sóng ngắn, siêu âm,… là những phương pháp hỗ trợ điều trị bảo tồn vừa an toàn lại hiệu quả đang được rất nhiều người áp dụng chữa trị hiện nay.
Những triệu chứng thường gặp của bệnh đau vai gáy
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền cho biết thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vai gáy rất đa dạng nhưng thường gặp nhất là do làm ngồi làm việc, học tập sai tư thế trong thời gian dài. Hội chứng đau vai gáy còn có thể xuất phát từ các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, ung thư xương, lao,..
Đối tượng bị đau mỏi cổ vai gáy
Các biểu hiện của hội chứng đau mỏi cổ vai gáy thường gặp nhất là đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Đau có thể lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay. Nhưng khác với bệnh viêm quanh khớp vai, người bệnh bị đau vai gáy không bị hạn chế vận động khớp. Một số trường hợp có thể kèm theo co cứng cơ, tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay hoặc nặng hơn là yếu liệt cơ, teo cơ. Ngoài ra, những người đau vai gáy còn kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, khó nuốt.
Cách phòng và điều trị hội chứng đau vai gáy
Thư viện Y Dược cho rằng nguyên nhân gây ra đau cổ, vai gáy là do phong hàn xâm phạm vào các đường kinh mạch ở vai gáy gây ra. Do đó, để chữa đau cổ vai gáy trước tiên cần phải khu phong, tán hàn, trừ tà, thông kinh hoạt lạc,…
Đối với các trường hợp đau nhẹ và cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp vùng cổ, vai, gáy nhiều lần trong ngày để giảm đau. Bệnh nhân cũng có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu hoặc phòng khám Đông y để xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu. Các phương pháp này có thể giúp thông kinh hoạt lạc khá tốt. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nhớ rằng, không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính.
Đối với các trường hợp đau nặng, khó cử động vùng vai gáy thì bệnh nhân cần dùng đến thuốc để làm giảm các triệu chứng như thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên.
Một số trường hợp người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống…
Ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc hoặc phương pháp xoa bóp, bấm huyệt thì người bệnh bị đau vai gáy nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp. Bơi lội là môn thể thao rất tốt cho người bệnh đau xương khớp.
Vật lý trị liệu đau cổ vai gáy
Vật lý trị liệu đau cổ vai gáy
Theo như Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng Pasteur cho biết, vật lý trị liệu đau cổ vai gáy có thể dùng:
Điện phân trị liệu: Có tác dụng chống co thắt cơ giải phóng cho sự kích thích dây thần kinh và góp phần làm cho bạn bớt đau.
Siêu âm trị liệu: Có tác dụng gia tăng tuần hoàn máu, giảm đau, kháng viêm, giảm kết dính, giãn cơ, tăng cường chuyển hóa, tăng tải tạo tổ chức.
Sóng ngắn: có tác dụng tạo nhiệt nóng ở trong sâu, tăng cường chuyển hóa, chống phù nề, chống viêm giảm đau.
Laser: làm mềm, giảm đau, chống viêm, tái tạo tổ chức.
Vận động vùng cổ gáy: Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các thầy thuốc sẽ đưa ra cho các bệnh nhân một số bài tập nhẹ nhàng kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống,… giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
Ngoài việc tuân thủ theo lời chỉ dẫn của các bác sĩ trong quá trình tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng người bệnh khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như calci, kali và các vitamin C, B, E, luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; vận động, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng cũng là những cách giúp bệnh sớm hồi phục.
Nguồn: kythuatvatlytrilieu.com